Bánh trung thu nghìn lớp hoa cúc - Chiếc bánh hoa mùa trung thu
Bánh nướng hay bánh dẻo là những thức bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngắm trăng vào dịp lễ trung thu của mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn dành tặng cho những người thân yêu một loại bánh khác lạ so với hương vị truyền thống như mọi năm thì hãy thử ngay cách làm bánh trung thu hoa cúc nghìn lớp mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thông tin về bánh trung thu hoa cúc nghìn lớp
Từ lâu, trung thu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt. Vào dịp lễ này, các gia đình sẽ cùng ngồi với nhau trò chuyện, vừa ăn bánh vừa uống trà, trẻ nhỏ thì náo nức vui đùa chơi lồng đèn khắp xóm làng. Có lẽ hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của biết bao người. Ngoài những loại bánh truyền thống, giờ đây bánh trung thu đã giao thoa giữa nhiều nền văn hóa hiện đại hơn. Các loại bánh này được du nhập vào đem lại cảm giác thú vị cho người dùng. Một trong số đó có sự góp mặt của bánh trung thu ngàn lớp với tạo hình hoa cúc. Đây là loại bánh khiến cho trái tim của nhiều fan hâm mộ ẩm thực phải tan chảy trong thời gian vừa qua.
Bánh trung thu nghìn lớp tạo hình hoa cúc
2. Bánh trung thu hoa cúc nghìn lớp có gì nổi bật?
2.1. Kết cấu mới lạ
Trước đây, người ta chỉ biết đến loại bánh trung thu nghìn lớp truyền thống đến từ Đài Loan. Tuy nhiên, kỹ thuật làm ra loại bánh này hiện nay đã được phổ biến rộng rãi tại nước ta. Cụ thể, điểm đặc biệt nhất để tạo ra sự tách lớp thú vị của vỏ bánh trung thu hoa cúc chính là phần vỏ dầu và vỏ nước. Trong đó, kết cấu vỏ dầu chỉ bao gồm bột mì và chất béo còn vỏ nước được làm từ hỗn hợp bột mì, nước và lượng ít chất béo. Hai loại vỏ này sẽ được cán với nhau và gấp lại nhiều lần một cách tỉ mẩn. Khi nướng, nhiệt độ cao sẽ làm cho hai loại vỏ này nở ra ở thời điểm chênh lệch và tạo thành các “lớp". Điều này không chỉ “ghi điểm” về mặt hình thức mà còn mang đến một cảm giác nhai hoàn toàn mới lạ.
Bánh trung thu nghìn lớp tạo hình hoa cúc
2.2. Tạo hình bắt mắt
Khác với những dòng bánh trung thu nghìn lớp thông thường khác trên thị trường, loại bánh mà trainghiemlambanh.com giới thiệu đến bạn đọc có tạo hình hoa cúc vô cùng bắt mắt. Sử dụng những công đoạn đơn giản trong kỹ thuật làm bánh kết hợp cùng với sắc hồng, tím tươi tắn, chắc chắn những “bông hoa cúc” thơm ngon sẽ khơi dậy sự hứng thú nhất định từ cái nhìn đầu tiên với bất kỳ ai.
Để tạo màu cho bánh trung thu hoa cúc, bạn cần chuẩn bị bột màu Vital Plus để trộn đều cùng với phần vỏ dầu của bánh. Không những mang lại sự tiện lợi nhất định trong giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu, bột màu Vital Plus còn giúp màu sắc lên rõ nét như ý muốn. Đồng thời, đem tới hương thơm tự nhiên từ trái cây cho thành phẩm bánh trung thu và an toàn đối với sức khỏe người dùng.
Bột Mâm Xôi Vital Plus: Tạo màu hồng cho cánh hoa cúc
Bột Khoai môn Vital Plus: Tạo màu tím cho cánh hoa cúc
3. Giới thiệu về công thức
Bánh trung thu nghìn lớp nói chung thông thường sẽ có 2 lớp bột chính: Bột nước & bột dầu.Hai lớp bột này sẽ được cuộn & cán sao cho thành nhiều tầng bột mỏng xen kẽ nhau. Khi cho vào lò nướng, nhiệt độ cao sẽ khiến cho phần chất béo trong bột dầu sôi lên, “chiên” cho lớp bột nước chín và dầu sôi sẽ khiến bột dầu biến thành lỗ hỏng to giữa hai lớp bột nước, từ đó tạo ra đặc trưng của chiếc bánh nghìn lớp: rất nhiều tầng bánh tách rời ra, giòn tan và thơm ngon.
Trước đây, trainghiemlambanh.com đã từng chia sẻ cách làm dòng bánh nghìn lớp với các công thức bơ lạt, mỡ heo với các tạo hình hoa sen, hoa 5 cánh và chiếc gấu vàng.v..v...
Vẫn công thức cũ, nhưng lần này chúng mình thay đổi chất béo trong công thức là shortening để test kết cấu bánh. Việc dùng shortening trong công thức bánh không còn xa lạ, nhưng chúng ta nên chọn dùng shortening chất lượng, ở Việt Nam có thương hiệu Crisco của Mỹ.
Theo những trải nghiệm của chúng mình, lựa chọn chất béo trong công thức ảnh hưởng rất nhiều đến độ giòn xốp của bánh: Shortening sẽ giòn hơn bơ lạt, bơ lạt sẽ giòn hơn mỡ heo/ dầu ăn. Và lớp vỏ này sẽ trở nên mềm hơn so với lúc bánh vừa ra lò, bánh có thành phần dầu ăn/ mỡ heo sẽ nhanh mềm hơn so với shortening, bơ lạt. Trước khi đi đến phần công thức được viết bằng chữ, mời cả nhà xem qua video cách làm Bánh Trung Thu Nghìn Lớp Hoa Cúc dưới đây:
3.1. Nguyên liệu
Bột nước
Bột mì số 11: 92 gram
Đường xay: 17 gram
Nước: 44 gram
Shortening/ Bơ lạt: 38 gram
Bột dầu:
Bột mì số 8: 103 gram
Shortening/ Bơ lạt: 50 gram
Bột khoai môn để tạo màu tím
Bột mâm xôi để tạo màu hồng
Nhân bánh: nhân đậu xanh, mè đen, đậu đỏ…hoặc các loại nhân khác tùy ý thích
Bánh trung thu nghìn lớp tạo hình hoa cúc
3.2. Cách làm
Bột nước:
- Bột mì, đường xay, nước trộn đều cho tới khi không còn bột khô
- Tiếp tục cho Shortening/ Bơ lạt vào dùng spatula trộn đều
Lưu ý: Lúc này hỗn hợp rất dính nên hạn chế dùng bao tay nhào, bột sẽ dính hết lên bao tay
Spatula trộn và nhào đến khi bột quyện thành 1 khối, động vào không dính tay thì để xuống miếng silicon, rửa sạch tay và nhào đến khi chất béo quyện hoàn toàn vào phần bột là được.
Lưu ý: Ở thời điểm này, bột sẽ không hề mịn màng một chút nào và sẽ lổm chổm, thậm chí là hơi “vữa” nếu bạn dùng shortening. Nhưng đừng lo nhé, bọc bột lại bằng 1 lớp màng bọc thực phẩm, cho em nó hóng mát trong tủ lạnh 1 tiếng đồng hồ là bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt thần kỳ: Bột siêu mịn màng, thậm chí có thể kéo được màng mỏng như bột bánh mì!!!
Trong thời gian để Bột Nước nghỉ trong tủ mát, chúng ta sẽ đến với Bột Dầu.
Bột dầu:
Cách làm bột dầu không thể đơn giản hơn, chỉ cần trộn đều phần bột mì & chất béo trong công thức là có thể làm ra 1 khối bột tròn ủm, không hề dính tay.
Chia đôi phần bột dầu, để tạo màu dùng:
Bột khoai môn Vital Plus để tạo màu tím: 1 - 2 gram
Bột mâm xôi Vital Plus để tạo màu hồng: 3 - 5 gram
Các phần bột này sẽ được hòa tan với 2-3 giọt nước để tạo thành dạng sệt như siro, và trộn trực tiếp vào trong phần bột dầu cần tạo màu.
Nhân bánh: Ở đây chúng mình dùng nhân đậu xanh để làm bánh, trước đây trainghiemlambanh.com đã có 1 video hướng dẫn rất chi tiết cách làm nhân bánh trung thu, cả nhà tham khảo tại link này nhé:
Chia tỉ lệ cán bột như sau:
- Bột nước: 10 gram
- Bột dầu: 8 gram
- Nhân bánh: 12-15 gram
Nhân bánh nhiều sẽ đẹp hơn vì khi nướng ra nhìn rõ nhân bánh, nhưng cũng sẽ khó khăn hơn khi bọc bánh 1 chút, cả nhà có thể làm nhân bánh số lượng ít khi mới tập làm bánh nhé.
Cán bánh:
Nếu bạn đã làm qua Bánh Trung Thu Đài Loan, chắc chắn rằng phần cán bột bánh cũng không còn xa lạ nữa. Như trainghiemlambanh.com đã giới thiệu trên bài viết, hai loại bột vỏ nước & dầu sẽ được cán sao cho thành nhiều tầng xen kẽ nhau. Chúng mình sẽ dùng văn viết để mô tả phần cán bột, nếu có thể thì cả nhà hãy xem video cách làm để có cái nhìn rõ hơn về quy trình cán bột nhé:
- Vo viên tròn cho các loại bột kẻ trên: bột nước, bột dầu đã tạo màu, nhân bánh.
- Bột nước cán cho hơi dẹt, dùng thao tác gói nhân bánh trung thu để gói phần bột dầu vào trong và vo tròn.
- Sau đó, cán dài phần bột này và chỉ cán nhẹ tay, không cán quá mạnh tay làm rách bột, bánh sẽ nở kém trong lò.
- Dùng tay cuộn bột từ phần đầu bột xuống, thu được 1 cuộn bột bánh. Lúc này sẽ không làm bước tiếp theo ngay mà sẽ bọc màng thực phẩm và lần lượt làm cho hết phần bột đã chuẩn bị.
- Sau khi đã tạo hình xong tất cả các phần bột trong công thức, chúng ta sẽ quay lại với cuộn bột đầu tiên lúc nãy, tiếp tục cán dài và cuộn lại.
- Vậy là quy trình sẽ bao gồm 2 lần cán & cuộn bột. Mỗi công đoạn sẽ làm hàng loạt cho hết mâm bánh rồi mới đến công đoạn tiếp theo.
Tạo hình bánh hoa cúc:
- Sau công đoạn cán bột, ta sẽ thu được các cuộn bột đều tăm tấp.
- Để tạo hình bông hoa, trước tiên phải làm cuộn bột này trở thành hình tròn. Lật ngược cuộn bột lại, dùng 1 chiếc đũa nhỏ ấn vào giữa bánh để chia đôi cục bột này. Cuộn bột sẽ không bị xé ra làm đôi, mà nó sẽ bị ấn thành 1 cuộn bột có 1 rãnh lõm to ở chính giữa.
- Túm 2 đầu bột lại với nhau, lật ngược lại bạn sẽ thấy chiếc bánh giờ đây có 1 mặt tròn rồi
- Cán mỏng miếng bột đó và cho nhân đậu vào giữa, bọc lại như bọc bánh trung thu.
- Lúc này, chiếc bánh đã thành hình như bánh trung thu đài loan rồi. Bạn có thể dừng ở bước này nếu không muốn tạo hình hoa, chỉ đơn giản là phết ít trứng, rắc ít mè lên là nướng bánh được rồi.
- Nếu bạn muốn tạo hình hoa, thì hãy cán dẹt viên bánh đã bọc nhân đậu vào nhé. Chỉ nên cán mỏng 0.8-1cm thôi không cán quá mỏng nhé.
- Dùng một cái đầu tròn của đui bắt bông kem và ấn nhẹ nhàng vào giữa chiếc bánh để đánh dấu phần nhụy hoa, tiếp đến là chia bột theo tỉ lệ sao cho ra 16 cánh hoa
- Tiếp tục lật ngang cánh ra hoa sẽ thấy nhân bánh lộ ra ngoài, lật cho hết mâm bánh nhé. Phết ít trứng gà và rắc thêm ít mè trắng lên bánh là hoàn thành bước tạo hình rồi
- Phần cán bột và tạo hình được trainghiemlambanh.com thật chất không quá phức tạp, bạn chịu khó xem video cách làm sẽ thấy nó rất đơn giản ^^
Nướng bánh: Nướng 170 độ C trong 15 phút cho bánh rộp lên, quan sát nếu bánh có nguy cơ bị xém vàng thì lớp 1 lớp giấy bạc bên trên, nướng tiếp trong 5 phút nữa thì lấy bánh ra, bánh chín sẽ sáng màu, giòn và bóp bánh mạnh tay sẽ cảm thấy độ giòn, vỏ bánh sẽ rơi lã chã.
Bánh trung thu nghìn lớp tạo hình hoa cúc
Thành phẩm bánh trung thu hoa cúc nghìn lớp thu được sau khi hoàn thiện có mùi thơm vô cùng lôi cuốn và đẹp mắt. Khi thưởng thức, người dùng sẽ cảm nhận bánh mềm và xốp chứ không hề bị khô. Công thức của chúng trainghiemlambanh.com chia sẻ có lượng đường không nhiều vì vậy có vị ngọt vừa phải. Thêm vào đó, đừng quên chuẩn bị thêm một ly trà nóng yêu thích nhé. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hương vị tuyệt vời của trà khi kết hợp dùng với bánh.
4. Mua nguyên liệu ở đâu?
Sự xuất hiện của dòng bánh trung thu hoa cúc nghìn lớp chắc hẳn sẽ giúp cho mâm cỗ ngày tết đoàn viên trở nên sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều. Bạn còn chần chừ gì mà không thử làm món bánh “siêu hot” này dành cho cả gia đình và bạn bè cùng thưởng thức. Chúc bạn thành công!
Shopee: https://shopee.vn/vital_plus
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/anise-shop
Website: https://trainghiemlambanh.com
Xem thêm