Tết Hàn thực - Ngày của bánh trôi và bánh chay

  • 30/03/2024
  • 139

Trong 1 năm 365 ngày, đất nước ta có vô số dịp lễ, tết quan trọng. Thông thường, mọi người sẽ quan tâm nhiều đến những ngày lễ, tết lớn. Nhưng bạn biết không, có một ngày cũng được gọi là Tết, dù không phải là ngày lễ lớn của đất nước, nhưng lại có ý nghĩa văn hóa đặc biệt và cũng đã có truyền thống từ rất xa xưa: đó chính là Tết Hàn thực. Hãy cùng tìm hiểu thêm những điều thú vị về tết Hàn Thực trong bài viết này cùng trainghiemlambanh.com nhé!

1. Tết Hàn thực là gì? Được diễn ra vào ngày nào trong nào trong năm?

2. Nguồn gốc của ngày Tết Hàn thực.

3. Tết Hàn thực có ý nghĩa gì? Vì sao phải cúng bánh trôi và bánh chay vào ngày Tết Hàn thực?

3.1. Lòng biết ơn đối với tổ tiên và những người đã khuất.

3.2. Gia đình sum vầy bên nhau.

4. Các tục lệ trong ngày Tết Hàn thực.

4.1. Tục ăn bánh trôi, bánh chay.

4.2. Tục ăn bánh cuốn.

5. Tết Hàn thực nên cúng những gì?

 

1. Tết Hàn thực là ngày gì? Và được diễn ra vào ngày nào trong năm?

Dân ta hay gọi tên một cách thuần việt của tết Hàn thực là tết Bánh Trôi Bánh Chay. Ngoài ra, theo nghĩa của chữ Hán thì “Hàn” có nghĩa là lạnh, còn “thực” có nghĩa là thức ăn. Vào dịp tết Hàn thực sẽ ăn “thức ăn lạnh” vì ngày tết này sẽ phải kiêng lửa và không nấu nướng, chỉ ăn thức ăn nấu sẵn trước đó.

Tết Hàn Thực diễn ra vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm. Vậy nên trong năm 2024, Tết Hàn Thực sẽ rơi vào ngày 11/04/2024 theo lịch dương (tức ngày 3/3 âm lịch).

2. Nguồn gốc của Tết Hàn thực.

Ngày lễ này có nguồn gốc sâu xa từ một truyền thuyết của Trung Quốc.

Truyền thuyết kể rằng vào thời Xuân Thu (770-221), vua nước Tấn là Tần Văn Công khi gặp loạn phải đi lưu vong. Ông đã được Giới Tử Thôi thông thái hộ tống, người đã cung cấp cho ông những chiến lược vô giá. Trong một lần lánh nạn gian khó, đường xa nhưng lương thực thì đã cạn kiệt, Giới Tử Thôi đã lén cắt một phần thịt đùi của mình nấu cho vua. Khi sự thật được phơi bày, nhà vua vô cùng cảm động và biết ơn tấm lòng vị tha của Giới Tử Thôi. Gần hai chục năm, Giới Tử Thôi vẫn sát cánh bên nhà vua, vượt qua muôn vàn thử thách, gian khổ, tất cả đều vì muốn nổ lực để thành tài. Tuy nhiên, cuối cùng khi vua Tấn Văn Công đã lấy lại được ngai vàng, ông đã hào phóng ban thưởng cho những người bị lưu đày mà bỏ qua một người thân thiết nhất với ông, chính là Giới Tử Thôi.

Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc

Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, ông nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm. Vì thế, ông đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Sau này, vua Tấn Văn Công nhớ lại, liền triệu người đi tìm Giới Tử Thôi, nhưng ông là người không tham danh vọng nên nhất quyết không quay về để lĩnh thưởng từ nhà vua. Vua Tấn Văn Công vì muốn thúc ép Tử Thôi quay về nhưng không được nên ra lệnh đốt rừng. Tuy nhiên, hai mẹ con Giới Tử Thôi vẫn quyết tâm không quay về và chịu chết cháy trong rừng.

Sau đó, nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.

3. Ý nghĩa của ngày Tết Hàn thực. Vì sao lại phải cúng bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực?

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt và có nhiều ý nghĩa khác nhau.

3.1. Lòng biết ơn đối với tổ tiên, những người đã khuất.

Tết Hàn thực là dịp để con cháu tưởng nhớ công lao to lớn của Giới Tử Thôi, noi gương ông về lòng trung thành, sự hiếu thảo và tinh thần biết ơn. Qua đó, cũng thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta.

Ngoài ra, đây cũng là dịp bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với những người đã khuất bằng cách chuẩn bị bánh trôi nước, bánh chay hoặc món ăn đã nấu chín để nguội dân lên tổ tiên, thắp hương tưởng nhớ, và truyền lại cho thế hệ sau những câu chuyện về tổ tiên, về truyền thống gia đình.

3.2. Gia đình sum vầy bên nhau.

Tết Hàn Thực cũng là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, cùng nhau tự tay nắn ra những viên bánh trôi, bánh chay và làm lễ cúng. Từ đó gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên và thế hệ trong gia đình, cũng như giáo dục thế hệ trẻ về việc trân trọng và nhớ ơn tổ tiên. Đây là một phần không thể thiếu trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá cổ truyền của người Việt.

Do Tết Hàn thực có quan niệm là mọi nhà ăn đồ lạnh nên vào ngày này, những đĩa bánh trôi, bánh chay - mang mùi vị thanh mát của trời đất - thường được các gia đình làm để cúng lên gia tiên. Đây là đồ cúng đặc trưng nhất làm nên nét riêng biệt cho Tết Hàn thực ở Việt Nam. Vì thế, người dân một số vùng Bắc Bộ nước ta thường gọi Tết Hàn thực là ngày bánh trôi, bánh chay.

Bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp mang đậm ý nghĩa của nền văn minh nông nghiệp lúa nước Việt Nam tương tự như bánh chưng, bánh giầy.

Người dân thường dùng các món ăn nguội tưởng nhớ công ơn của người đã khuất trong ngày 3/3 Âm lịch

Người dân thường dùng các món ăn nguội tưởng nhớ công ơn của người đã khuất trong ngày 3/3 Âm lịch

Hình ảnh bánh trôi, bánh chay được nặn hình tròn thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Bánh trôi tượng trưng cho 50 người con theo mẹ Âu Cơ đi xuống biển, bánh chay lại thể hiện cho 50 nguồi còn theo cha Lạc Long Quân lên rừng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho thế gian.

4. Các tục lệ trong ngày Tết Hàn thực

4.1. Tục ăn bánh trôi, bánh chay.

Bánh trôi và bánh chay là những món ăn đặc trưng của người Việt Nam trong dịp Tết Hàn Thực.

Bánh trôi, bánh chay được xếp cạnh nhau như sự tích “mẹ Âu Cơ bọc trăm trứng”

Bánh trôi, bánh chay được xếp cạnh nhau như sự tích “mẹ Âu Cơ bọc trăm trứng”

Bánh trôi, hay còn gọi là "bánh Hàn Thực", thường được làm từ bột gạo nếp, có nhân đường hoặc không nhân, và được luộc trong nước sôi. Chúng tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn và thường được dùng để cúng tổ tiên.

Bánh chay, không có nhân và thường được ăn kèm với nước cốt dừa, tượng trưng cho sự thanh tịnh và giản dị. Cả hai loại bánh này đều mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tưởng nhớ và tri ân tổ tiên.

Hai loại bánh được làm từ bột gạo được ông bà ta chế biến mang đậm văn hóa của nền văn minh lúa nước. Hình ảnh, bánh trôi, bánh chay tròn, trắng xếp đầy cạnh nhau mang ý tưởng nhớ đến sự tích “mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng”.

4.2. Tục ăn bánh cuốn.

Bên cạnh bánh trôi và bánh chay thì bánh cuốn cũng hay xuất hiện vào ngày Tết này. Với hương vị thơm ngon và ý nghĩa đặc biệt, bánh cuốn đã trở thành một phần không thể thiếu trong Tết Hàn thực của người Việt Nam. Món ăn này góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa độc đáo cho ngày lễ này và thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, sum vầy gia đình và niềm tự hào về văn hóa dân tộc.

Bánh cuốn

Bánh cuốn

5. Tết Hàn thực nên cúng những gì?

Cúng Tết Hàn Thực là một nghi lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Dưới đây là các món thường được kính dâng trong mâm cúng:

- Bánh Trôi và Bánh Chay: Chuẩn bị 3 hoặc 5 bát bánh trôi và bánh chay để kính dâng tổ tiên. Bánh trôi và bánh chay thường được coi là biểu tượng của tài lộc và may mắn.

- Hoa Tươi và Trầu Cau: Chuẩn bị các loại hoa mang ý nghĩa may mắn như hoa đồng tiền, hoa huệ trắng, hoa cúc (cầu mong tài lộc và may mắn). Trầu cau cần chọn loại tươi mới và kính dâng với số lẻ 3 hoặc 5 đĩa.

- Mâm Ngũ Quả: Tùy chọn 5 loại quả khác nhau, có thể chọn theo màu sắc tượng trưng cho ngũ hành như quả màu vàng tượng trưng cho hành Kim, quả màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa… Mâm ngũ quả cũng thể hiện sự đa dạng và phong phú trong cuộc sống.

- Nước Sạch: Đại diện cho sự tinh khiết và lòng chân thành của gia đình.

Bài viết về ngày Tết Hàn thực tới đây cũng kết thúc rồi. Hi vọng với bài viết này của trainghiemlambanh.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngày Tết Hàn thực này. Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian theo dõi bài viết.

Bình luận