Khám phá nghệ thuật làm bánh Trung thu của một số quốc gia Châu Á
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày rằm tháng tám thì người dân nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Á lại hào hứng chờ đón. Đây chính là một cách thể hiện sự trân trọng đặc biệt và gìn giữ nét đẹp bản sắc của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, tại mỗi nơi sẽ có những món bánh mang nét đặc sắc riêng, khắc họa dấu ấn và tinh hoa của chính dân tộc đó.
1. Có gì khác biệt giữa các loại bánh Trung thu truyền thống?
Bánh Trung thu truyền thống tại Việt Nam
Bánh Trung thu truyền thống tại Trung Quốc
Bánh Trung thu truyền thống tại Nhật Bản
Bánh Trung thu truyền thống tại Philippines
2. Bánh Trung thu hiện đại và những sáng tạo độc đáo
1. Có gì khác biệt giữa các loại bánh Trung thu truyền thống?
Bánh Trung thu truyền thống tại Việt Nam
Từ ngàn năm nay, cứ mỗi dịp thu về, người dân Việt lại nô nức chào đón Tết Trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Từng ngóc ngách của phố phường được trang hoàng lộng lẫy bởi những chiếc đèn lồng nhấp nháy. Dưới ánh trăng tròn tỏa sáng, các gia đình cùng nhau phá cỗ trò chuyện và ước nguyện một cuộc sống bình an. Trong không khí ấm áp và nhộn nhịp ấy, bánh nướng và bánh dẻo chính là hai thứ không thể thiếu trong mâm cỗ. Bởi lẽ, chúng biểu tượng cho sự tròn đầy, khăng khít và đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình. Trong đó, điểm thu hút nhất của bánh trung thu truyền thống Việt là hoa văn hình bông sen in nổi trên mặt bánh. Sau này, chúng được biến tấu thành nhiều hình dạng lạ mắt khác nhau như hình con vật, hình cây cối,…
Để có được một chiếc bánh Trung thu truyền thống ngon đúng điệu thì mọi nguyên liệu đều phải được chọn lựa rất tỉ mỉ và cầu kỳ. Đối với bánh nướng, nguyên liệu tiên quyết nhất định phải có là mỡ phần, sau đó là lạp xưởng, mứt bí, hạt sen, lạc rang đối với nhân thập cẩm. Ngoài ra, để bề mặt bánh vàng hơi cháy cạnh và bóng đẹp thì cần phải có thêm lòng đỏ trứng gà phết lên trên bề mặt. Một chiếc bánh nướng truyền thống trọn vị chính là sự hài hoà đủ vị ngọt, mặn, ngậy, bùi.
Đối với bánh dẻo, bột làm nên vỏ bánh nhất định phải là gạo nếp được rang, xay rồi ngào với nước hoa bưởi. Và cũng tương tự như bánh nướng, nhân của bánh dẻo thập cẩm cũng bao gồm lạp xưởng, mứt bí, hạt sen, lạc rang được ướp thơm trong nước cốt hoa bưởi nhưng không cần dùng mỡ phần. Đối với loại bánh dẻo chay, loại nhân phổ biến thường là đỗ xanh và hạt sen xay nhuyễn.
Bánh Trung thu truyền thống tại Trung Quốc
Tương tự như văn hóa Việt, Trung thu là thời gian đoàn tụ của các gia đình và là lễ hội quan trọng thứ hai tại Trung Quốc sau Tết Nguyên Đán. Người dân Trung Quốc kỷ niệm ngày lễ này bằng cách tụ họp ăn tối, cúng rằm, thắp đèn lồng và ăn bánh.
Món bánh truyền thống nơi đây gắn liền với giai thoại lịch sử và có sự khác biệt rõ rệt ở từng vùng miền. Trong đó, loại bánh trung thu được sử dụng phổ biến nhất có hình tròn, bề mặt bánh thường được in sắc nét các chữ có ngụ ý mang đến may mắn và tốt lành. Nguyên liệu để làm nên vỏ bánh là bột mì được cán mỏng. Bên trong là nhân thập cẩm, đậu xanh, hạt sen hay trứng muối nướng chín vàng đều đẹp mắt.
Bánh Trung thu truyền thống tại Hàn Quốc
Rằm tháng 8 tại xứ sở kim chi được gọi là Chuseok. Đây là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm, người dân tại đây sẽ nghỉ 3 ngày để sum họp với gia đình và thực hiện các nghi lễ cúng bái, tảo mộ để bày tỏ sự hiếu kính cũng như biết ơn đối với những thế hệ trước. Cũng trong những ngày đặc biệt này, người dân sẽ mặc áo Hanbok và ăn những món ăn truyền thống như bánh songpyeon. Đây là loại bánh được làm từ gạo, có hình dáng tựa như hình trăng khuyết, mang đến ý nghĩa cảm tạ thiên nhiên và đất trời.
Vỏ của những chiếc bánh Trung thu truyền thống Hàn Quốc thường có nhiều màu sắc khác nhau như màu đỏ từ dâu, màu xanh từ lá ngải cứu hoặc màu trắng từ bột nếp,.. Bên cạnh đó, phần nhân sẽ được cho vào giữa vỏ bánh rồi nặn thành hình. Sau cùng, bánh được đem hấp chín cùng với lớp lá thông đặt bên dưới. Thành phẩm bánh thu được có lớp vỏ mềm dẻo cùng vị ngọt thanh nhẹ.
Bánh Trung thu truyền thống tại Nhật Bản
Dù sau thời Minh Trị Duy Tân thì đất nước mặt trời mọc đã không còn dùng lịch âm nữa. Tuy nhiên, lễ Trung thu hay Otsukimi vẫn được duy trì cho đến ngày nay nhằm thể hiện sự tôn nghiêm và thành kính tại thời điểm trăng tròn vẹn nhất trong năm. Vào những ngày này, Nhật Bản thường diễn ra các hoạt động tôn vinh mặt trăng và thưởng thức ẩm thực. Trong đó, Tsukimi dango chính là món bánh truyền thống mang hình dáng giống bánh trôi nước với màu trắng, tượng trưng cho vầng trăng sáng, mang đến sự may mắn và bình an đến cho mọi người.
Bánh Trung thu truyền thống tại Philippines
Bánh Trung thu truyền thống tại Philippines được biết đến với tên gọi là Hopia. Khác biệt với các loại bánh trung thu của tất cả các nước trên thì Hopia lại mang hình thức rất đơn giản, không cầu kì hoa văn cùng màu sắc đơn giản. Tuy vậy, chúng lại mang đến hương vị vô cùng hấp dẫn nhờ lớp vỏ giòn xếp lớp kết hợp với phần nhân bên trong rất phong phú. Điển hình như thịt heo, đậu xanh, khoai lang tím,... Bánh Trung thu mang ý nghĩa tinh thần to lớn đối với người dân Philippines, thể hiện niềm khát vọng hạnh phúc đoàn viên cùng gia đình và người thân.
2. Bánh Trung thu hiện đại và những sáng tạo độc đáo
Do cuộc sống và thói quen thưởng thức của người dân hiện nay có nhiều thay đổi hơn so với trước nên các món bánh được sử dụng trong dịp lễ Trung thu cũng có nhiều thay đổi so với trước đây. Nhờ vào sự kết hợp tinh tế giữa hương vị truyền thống và cải tiến về hương vị với kiểu dáng, nguyên liệu, các loại bánh Trung thu hiện đại đã dần trở nên phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Nếu như ngày xưa, mỗi dịp tết Trung Thu thì tại quốc gia chỉ có một vài dòng bánh truyền thống để lựa chọn, thì sau bao giai đoạn phát triển, bánh Trung Thu đã biến tấu các hình thức sinh động hơn. Nghệ nhân làm bánh có thể sáng tạo rất nhiều kiểu dáng với cảm hứng từ những con vật ngộ nghĩnh, bông hoa xinh xắn,... với kích thước đa dạng nhằm gây ấn tượng sâu sắc đối với người thưởng thức.
Bánh trung thu nghìn lớp hoa cúc
Thay thế những hương vị truyền thống, bạn đọc cũng hoàn toàn có thể sử dụng linh hoạt các nguyên liệu khác nhau trong món bánh Trung thu. Với lớp nhân như trà xanh, trứng muối, tiramisu, phô mai,... đã tạo nên một hương vị độc đáo mà không hề gây cảm giác ngán.
Bánh trung thu truyền thống Việt được tạo màu từ nước đường và các loại hoa quả tự nhiên như lá dứa, chanh. Tuy nhiên, bánh Trung thu hiện đại dần thay thế các bước thủ công này. Thay vào đó, nghệ nhân làm bánh sẽ tạo màu và mùi từ các loại bột đem lại sự tiện lợi trong quá trình thực hiện. Trainghiemlambanh giới thiệu đến bạn đọc dòng bột trái cây Vital Plus với công nghệ sấy lạnh tân tiến. Nhờ thành phần trái cây thật như sầu riêng, củ dền, mâm xôi,... sản phẩm này hoàn toàn tan trong nước, không có chất bã xơ và mang đến vị ngọt thơm tự nhiên. Đây chính là lựa chọn thông minh giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi làm bánh.
Không thể phủ nhận, để tạo màu cho vỏ bánh và nhân bánh trung thu thì Bột Trái Cây, Rau củ Vital Plus là một trợ thủ đắc lực giúp người dùng tiết kiệm thời gian xử lý nguyên liệu tươi. Trainghiemlambanh.com xin gửi đến bạn đọc các trang thương mại điện tử có bán các loại bột thương hiệu Vital Plus
Shopee: https://shopee.vn/vital_plus
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/anise-shop
Website: https://trainghiemlambanh.com
Bột mâm xôi Vital Plus & Bột khoai môn Vital Plus
Hy vọng thông qua bài viết trên, chúng tôi đã mang lại những thông tin hữu ích về món bánh Trung thu truyền thống tại một số quốc gia Châu Á. Đồng thời, cung cấp một vài ý tưởng giúp bạn thực hiện thành công món bánh Trung thu tại nhà.
Xem thêm