Cà gai leo

  • 02/10/2023
  • 206

Cà gai leo - vị thuốc nam giải độc gan tốt nhất bạn có biết?

1)  Cà gai leo là gì?

Cà gai leo có tên gọi khác là cà gai dây, cà vạnh, cà lù hay cà bò và có tên khoa học là solanum procumbens. Cà gai leo thuộc họ Solanaceae và chúng được trồng nhiều ở các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc. Còn ở Việt Nam thì được trồng ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc.

Cà gai leo còn được biết là loại cây nhỡ leo, được chia thành nhiều cành và có chiều dài khoảng 100cm. Cà gai leo có hoa màu trắng hoặc tím thường có 3 - 5 hoa chụm lại với nhau, đài có lông và xẻ thành 4 thùy hình tam giác nhỏ. Quả của cà gai leo thường mọng nước, hình cầu có đường kính từ 7 - 9mm, quả có hạt màu vàng nhạt, có kích thước khoảng 3cm. Đối với phần lá của cà gai leo thì thuôn dài, màu xanh đậm, mọc so le, phần mặt dưới có phần lông mềm, màu trắng còn mặt trên thì có gai. 

Cà gai leo được biết đến như là một cây thuốc nam. Loại cây này được mọi người sử dụng bởi lẽ có tính ấm, vị the và thường dùng để giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể.

Cà gai leo là loại cây thường ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9 và có quả từ tháng 9 đến tháng 12.

Cách phân loại cà gai leo cũng rất phong phú:

  • Dựa vào màu sắc: người ta chia làm hai loại đó là cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím. Trong đó, cà gai leo hoa trắng với dây nhỏ hơn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm để chế biến thuốc, trong khi loại hoa tím với dây lớn thì được ít sử dụng hơn chủ yếu được người dân trồng để làm hàng rào.
  • Dựa theo vùng miền: người ta chia cà gai leo làm hai loại là cà gai leo miền Trung có thân cây cằn cỗi, màu nâu đất rất cứng cáp, cà gai leo miền Bắc và miền Nam thường có màu xanh, bụ bẫm, dễ trồng và dễ săn sóc.
  • Dựa theo đặc điểm tính chất: được phân thành cà gai leo khô và cà gai leo tươi. Cà gai leo khô thường dùng trong các bài thuốc Đông y, cà gai leo đã được sơ chế phơi hoặc sấy khô làm thành thuốc. Dễ bảo quản, dễ sử dụng mà vẫn giữ được dược tính..Cà gai leo tươi được dùng như một loại dược liệu được thu hái từ những cây cà gai leo tươi, còn nhiều nước. Phải sử dụng ngay và không để được lâu.

Cà gai leo

2) Công dụng của cà gai leo:

2.1 Chữa viêm gan:

Cà gai leo đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong điều trị viêm gan, men gan cao. Các hoạt chất có trong cà gai leo, đặc biệt là glycoalcaloid có khả năng làm giảm nồng độ vi rút viêm gan trong máu người bệnh và giúp ngăn ngừa, làm chậm sự tiến triển của xơ ganhiệu quả. Bên cạnh đó, cà gai leo còn giúp kích thích sự hồi phục tế bào gan, chống viêm và hạ men gan rất tốt.

Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và thực hiện nhiều chức năng khác. Do đó, ngoài việc sử dụng cà gai leo, bạn có thể tham khảo dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gan để cải thiện sức khỏe gan cũng như sức khỏe tổng thể.

2.2 Chữa hen suyễn:

Trong dân gian, có rất nhiều loại thảo dược chữa các bệnh ho, hen suyễn, dị ứng. Trong đó, nổi bật là cây cà dây leo với công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản.

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất của cà dây leo giúp ổn định tế bào mast - tế bào này có vai trò quan trọng trong sản xuất các hóa chất trung gian gây co thắt đường thở trong bệnh hen phế quản.

2.3 Chữa cảm cúm:

Cà gai leo chứa các hoạt chất chính flavonoid và alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả giúp điều trị cảm cúm, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

2.4 Ức chế tế bào ung thư:

Dịch chiết của cà gai leo cũng được chứng minh có tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virus gây ra như tế bào ung thư gan và ung thư cổ tử cung,…

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về cây gai leo cùng trainghiemlambanh.com rồi nè. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết nhé.

Nguồn: tổng hợp

Bình luận