Ngày lễ Thất Tịch và câu chuyện về nguồn gốc của ngày lễ

  • 22/08/2023
  • 251

Lễ Thất tịch hay còn gọi là Tết Ngâu, là ngày lễ được diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm.  Và để tìm hiểu và biết rõ hơn về ngày lễ này, trong bài viết dưới đây sẽ là những thông tin mà trainghiemlambanh.com muốn gửi đến bạn đọc.

  1. Truyền thuyết về lễ Thất Tịch?
  2. Vì sao nên ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch
  3. Lễ Thất Tịch ở các nước

3.1 Việt Nam

3.2 Trung Quốc

3.3 Nhật Bản

 

  1. Truyền thuyết về lễ thất tịch?

Lễ Thất tịch là ngày lễ có truyền thuyết đến từ Trung Quốc. Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời. Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái. Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi. Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

  1. Vì sao nên ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch?

Ngoài ra, người ta còn truyền tai nhau, ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch cũng là một cách để cầu nhân duyên may mắn. Theo quan niệm phương Đông, ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau, mọi người nên ăn đậu đỏ, để cầu cho tình duyên gặp may mắn thuận lợi, sớm gặp được ý trung nhân hoặc đến được với người mình đang yêu. Còn nếu đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ bạn sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững. Chính vì vậy, trong ngày này rất nhiều người tìm mua những món ăn được làm từ đậu đỏ như chè đậu đỏ, bánh bao nhân đậu đỏ, bánh rán doremon, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ...

A collage of different foodsDescription automatically generated

Các món ăn từ đậu đỏ

3. Lễ Thất tịch ở các nước:

3.1 Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Hằng năm, vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu. Những hạt mưa chính là những giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Cũng trong lễ Thất tịch, người xưa quan niệm, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Hay trong đêm 7.7, Thất Tịch, hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ sẽ mãi mãi được hạnh phúc bên nhau.

Lễ Thất tịch ở Việt Nam (nguồn: tổng hợp)

3.2 Trung Quốc:

Ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc ban đầu còn được biết đến là ngày lễ nhân gian để tưởng nhớ đến vị tiên thứ bảy. Theo truyền thuyết Chức Nữ chính là nàng tiên thêu thùa dệt vải, người thêu lên những đám mây ngũ sắc trên bầu trời, người đã tạo ra tơ tằm. Đây là ngày lễ để thể hiện sự tôn kính và yêu thương của con người đối với thiên nhiên và đối với những người phụ nữ giỏi giang.

Một món ăn rất phổ biến trong ngày Thất Tịch ở Trung Quốc đó là món sủi cảo. Tương truyền các tập tục này là để cầu xin cho tay chân được nhanh nhẹn, kỹ năng thêu thùa của người con gái ngày càng được nâng cao. Chính vì lẽ đó mà những cô gái sẽ chuẩn bị nguyên liệu để làm sủi cảo và giấu trong đó một đồng tiền, một cái kim và một quả táo. Theo dân gian thì ai ăn phải đồng tiền thì sẽ có phúc và giàu có, ai ăn phải cây kim thì tay chân nhanh nhẹn thêu thùa khéo léo còn ai ăn phải táo đỏ thì sẽ sẽ sớm gặp hỷ và kết hôn.

Thất tịch: Ngày lễ đặc biệt trong văn hoá Á Đông

Lễ Thất tịch ở Trung Quốc (nguồn: tổng hợp)

3.3  Nhật Bản

Ở Nhật Bản, Orihime và Hikoboshi là hai vị thần đại diện cho chòm sao Chức Nữ và chòm sao Ngưu Lang. Cuộc hội ngộ hàng năm của cặp tình nhân trong truyền thuyết được tổ chức như một lễ hội tình nhân ở đất nước Nhật Bản. Lễ hội này trở nên phổ biến rộng rãi từ thời đại Edo. Vào thời điểm này, những cô gái có người yêu đi làm ăn xa thường viết tâm tư của mình lên những tấm vải hình chữ nhật dài và treo lên những nhánh tre như hình tượng của dải ngân hà, gửi thương nhớ và cầu mong ngày sớm được trùng phùng với người thương của họ. Ngày nay, người dân Nhật Bản vẫn giữ truyền thống đó. Vào lễ hội Tanabata hàng năm, họ sẽ trồng trước cổng những cành trúc hoặc tre tươi, trang trí bằng những dải giấy ngũ sắc hình chữ nhật và viết ước nguyện của mình trên đó, thành tâm cầu nguyện, mong nó sẽ trở thành sự thật. Sau khi lễ hội kết thúc cây tre và đồ trang trí thường được thả trôi trên sông hoặc đem đốt.

Tanabata - Lễ hội tình nhân của xứ sở hoa anh đào - 4

Lễ Thất tịch ở Nhật Bản (nguồn: tổng hợp)

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu rõ hơn về ngày lễ Thất tịch của các quốc qia cùng trainghiemlambanh.com rồi nè. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết nhé ^^

Nguồn: tổng hợp

Bình luận