Đồ uống lên men tốt cho sức khỏe hay không?

Theo Wikipedia, đồ uống lên men thuộc nhóm đồ uống có cồn. Tùy theo phương pháp sản xuất, loại nguyên liệu được lên men, từ đó chia đồ uống có cồn 1 trong 3 nhóm sau: đồ uống lên men, rượu (liquor) và rượu mùi (liqueur). Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, hãy cùng trainghiemlambanh.com, tìm hiểu về thức uống lên men nhé!

1. Thức uống "lên men" là gì?

Đồ uống lên men được làm từ những nguyên liệu như trái cây, tinh bột, trà ngọt sau đó áp dụng phương pháp lên men không qua chưng cất, có nồng độ cồn từ 8 – 13%.

Lên men là quá trình nấm men chuyển hóa đường trong nguyên liệu thành sản phẩm như axit, khí, … Vì thế, các sản phẩm lên men sẽ có vị chua, ngọt của trái cây hoặc mật ong, hương men dịu đặc trưng của sản phẩm lên men.

Thức uống được lên men từ trái cây

2. Lịch sử về đồ uống lên men ( Nguồn: gocnhosaigon.com)

Ở mỗi quốc gia đều có các giai đoạn về những đồ uống lên men khác nhau. Các nhà khoa học đã phát hiện các bình đựng rượu có niên đại từ thời kì đồ đá rải rác khắp nơi trên thế giới, khám phá này cho thấy các đồ uống lên men đã có mặt từ rất sớm khoảng 10,000 năm TCN.

Sơ đồ mô tả quá trình phát triển của phương pháp lên men

Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học. Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố cho giả thuyết rằng người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên.

Rượu vang đã được uống từ thời Hy Lạp cổ đại trong các bữa ăn sáng và tiệc rượu ban đêm. Trong thế kỉ I TCN rượu vang cũng được người dân La Mã dùng trong các bữa ăn. Tuy nhiên người Hi Lạp và cả người La M đều pha loãng rượu vang với nước.

Trong khoảng từ thế kỷ 8 – 9 các nhà giả kim thuật đạo Hồi đã chưng cất rượu mạnh từ rượu vang. Rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong y học thời đó. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào châu Âu khoảng giữa thể kỉ 12 qua các nhà giả kim thuật và từ giữa thế kỉ 14 lượng rượu được tiêu thụ ở châu Âu bắt đầu tăng vọt.

3. Ảnh hưởng đối với cơ thể của các loại nước uống lên men

Men gây ảnh hưởng rất nhiều đối với cơ thể, tùy theo số lượng chúng ta uống mà dẫn đến tốt hay xấu. Do đó, mỗi thứ mình nên dùng vừa đủ không nên dùng quá nhiều.

Mặt tốt:

- Sử dụng đồ uống lên men tăng lợi khuẩn cho đường ruột, giúp tăng cường sức khỏe và chức năng của đường ruột.

- Ngăn chặn các enzyme có liên quan đến việc tăng huyết áp.

- Một số vi khuẩn lên men hoạt hóa serotonin tăng cường cảm giác hạnh phúc từ đó giảm bớt các tác nhân gây nên bệnh tâm lí.

- Hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động dựa vào sức khỏe đường ruột, bổ sung các đồ uống lên men giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột từ đó tăng cường các phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Mặt xấu:

- Tác động lên não bộ, sử dụng đồ uống chứa cồn trong thời gian dài gây ra các rối loạn thần kinh, không kiểm soát cơ thể, …

- Gây kích thích niêm mạc, viêm loét dạ dày.

- Thận và gan sau một thời gian dài phải chuyển hóa cồn trong cơ thể, sẽ bị suy giảm chức năng hoạt động gây ra xơ gan, suy thận, …

- Một số vi khuẩn lên men hoạt hóa serotonin tăng cường cảm giác hạnh phúc từ đó giảm bớt các tác nhân gây nên bệnh tâm lí.

4. Phân loại các nước uống lên men

4.1 Nước ép táo lên men

Táo sau khi thu hoạch sẽ được nghiền nhỏ và ép để lấy được dịch cô đặc, dịch này sẽ được dùng để lên men làm thức uống là Cider. Cider có nhiều nồng độ cồn tùy theo quá trình lên men: dưới 3 độ, từ 3 – 5 độ cồn, trên 5 độ cồn. Thời gian lên men có thể kéo dài vài tuần cho đến vài năm. Thức uống đặc biệt thường được dùng trong ngày lễ Tạ ơn và lễ Halloween. Ngoài ra, cider còn được làm từ đào, lê, mâm xôi, việt quất, …

Cider táo cho thêm siro lá phong được làm nóng, thêm cây quế vào là thức uống được ưa chuộng vào dịp Giáng sinh.

4.2 Kefir Water

Kefir là sinh vật sống cộng sinh với nhau có hình dáng giống hạt gạo, men kefir là phức hợp nhiều loại vi khuẩn lactic, vi khuẩn acetic, nấm men và nấm. Đây được coi là nguồn cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể chúng ta. Kefir được nuôi lên men từ đa dạng nguồn như sữa bò, sữa dê, nước dừa, thậm chí là nước uống. Kefir chứ hàm lượng protein nhiều hơn cả men sữa chua, chứa 12 chủng vi khuẩn sống khác nhau. Điểm đặc biệt men Kefir gần như không chứa lactose. (nguồn: Spiderium)

Nước uống Kefir

Kefir water là loại nước có gas được làm bằng cách nuôi cấy men kefir trong môi trường nước. So với yogurt, vị của kefir chua hơn nhiều. Kefir chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, trên thị trường cũng đã có sản phẩm làm từ men Kefir, nhưng không phổ biến do giá thành còn cao. Kefir Water có thể pha với mật ong hoặc trái cây, uống rất ngon lạ miệng và còn rất tốt cho cơ thể nữa.

4.3 Trà Kombucha

Kombucha là một loại thức uống lên men bằng dung dịch nước trà và đường, và sử dụng con nấm Scopy để lên men. Các sản phẩm kombucha trên thị trường hiện nay nồng độ cồn thấp hơn 0.5%. Đối với kombucha bạn tự ủ tại nhà nồng độ cồn có thể cao hơn, khoảng 3% trở lên. Thời gian để làm một mẻ Kombucha là 2 – 3 tuần tùy theo nhiệt độ môi trường ủ. Ngoài ra, còn một số loại Kombucha sáng tạo khác như kombucha cà phê, kombucha được nuôi trên nền trà với trái cây, …

Nấm Scoby

4. Nước uống giấm gạo

Giấm là chất lỏng được lên men từ các loại trái cây hoặc ngũ cốc khác nhau, thành phần chính của giấm là dung dịch Axit axetic có nồng độ dao động từ 2-5%, có vị chua không gắt như những loại giấm khác và mùi ít nồng.

4.4.1 Phân loại các loài giấm

Giấm gạo được lên men từ nhiều loại gạo khác nhau. Có 3 loại đó là:

Giấm gạo trắng: là loại được dùng phổ biến nhất trên thế giới, tùy quốc gia giấm được dùng theo một cách riêng như dùng trong các món gỏi, món salad, muối chua, … Ngoài ra còn dùng để khử mùi của thực phẩm.

Giấm gạo đen: được dùng làm trong các món ăn Trung Hoa, có hương vị đặc trưng riêng, được ủ bằng nhiều loại ngũ cốc và ủ cho đến khi chuyển thành màu nâu sẵm hoặc đen như mực.

Giấm gạo đỏ: hay còn gọi là giấm tiều được làm từ gạo Hồng có mùi bị đặc trưng, ít chua hơn giấm trắng.

4.4.2 Giảm cân thải độc cùng với giấm

Ngoài ra, dạo gần đây mọi người sử dụng giấm hỗ trợ trong việc thải độc và hỗ trợ giảm cân.

Với thành phần axid axetic giúp tăng lượng ezyme sau khi hấp thị, tăng cường trao đổi, đốt cháy chất béo. Axit trong giấm còn có tính kháng nấm và vi khuẩn, giúp thanh lọc chất cặn bã trong hệ tiêu hóa.

Không nên uống giấm một cách trực tiếp và quá lạm dùng giấm, tính axit của giấm sẽ làm bào mòn nội tạng trong cơ thể.

Chúng ta pha giấm cùng với mật ong vì mật ong sẽ giúp trung hòa bớt lượng axit của giấm. Pha cùng với nước ép trái cây cũng là một ý kiến hay, hoặc pha cùng với trà xanh. Chỉ uống giấm khi đã dùng bữa. Pha theo công thức 15-30ml giấm gạo vào 240ml nước lọc hoặc nước trái cây, trà xanh tùy loại, hoặc pha với bột trái cây của Vital Plus.

Trên thế giới, còn rất rất nhiều loại đồ uống khác nhau và bài viết trên đây là một số chia sẻ của trainghiemlambanh.com về những loại đồ uống lên men, mời mọi người đọc tham khảo nhé.

Nguồn: tổng hợp


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng