Thỏa sức sáng tạo với cách làm bánh Mochi Tạo Hình - Tinh hoa ẩm thực Nhật Bản
Cùng tìm hiểu cách làm đơn giản và tạo hình độc đáo của loại bánh thơm dẻo Mochi Nhật Bản trong bài viết này nhé!
Bánh Mochi được xem là một nét đẹp đặc trưng trong văn hóa ẩm thực truyền thống tại đất nước mặt trời mọc. Khi du nhập vào Việt Nam, loại bánh Mochi này đã trở thành “cơn sốt” được đông đảo các tín đồ yêu bếp thử sức với công thức được tối ưu hóa đơn giản. Trong bài viết dưới đây, trainghiemlambanh.com sẽ giới thiệu cho bạn đọc cách làm bánh Mochi thơm ngon cùng tạo hình nhỏ xinh sáng tạo. Theo dõi ngay nhé!
1. Bánh mochi là gì?
Mochi là một loại bánh tráng miệng với lớp vỏ mịn màng bằng bột gạo thuần khiết và bên trong là các loại nhân với nhiều hương vị khác nhau. Đặc biệt hơn tất cả những món bánh thông thường khác, Mochi truyền thống mang đến vẻ đẹp nghệ thuật với sự khéo léo và chỉn chu được cân bằng hoàn hảo trong kỹ thuật làm bánh. Trước đây, các loại bánh Mochi truyền thống chỉ được chế biến với nhân đậu đỏ và thường được dùng trong những ngày lễ tết đặc biệt.
Theo quan niệm của người Nhật, nguyên liệu làm loại bánh này tượng trưng cho những ước nguyện về một cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc. Chúng mang ý nghĩa về sự may mắn, thịnh vượng, sum vầy, gắn kết tình thân giữa gia đình và bạn bè. Cũng chính vì lý do này mà người Nhật có thói quen tặng bánh Mochi cho nhau vào các dịp quan trọng.
2. Điều thú vị về loại bánh Mochi Nhật Bản truyền thống
Giai đoạn giã gạo bánh Mochi công phu
Trước khi được phổ biến như ngày nay, bánh Mochi đã được ra đời với cách làm vô cùng phức tạp. Khi không có máy móc hiện đại, hầu hết mọi công đoạn để có thể tạo ra được một chiếc bánh mochi nhỏ đều được đầu tư rất tỉ mỉ bởi bàn tay lành nghề của những người thợ.
Cụ thể, món bánh Mochi tạo nên đặc trưng riêng ở chính công đoạn giã gạo làm bánh. Những nghệ nhân sẽ sử dụng gạo nếp đã được hấp chín. Sau đó sẽ cho vào một chiếc cối gỗ lớn và dùng chày giã bằng tay để tạo nên độ dẻo mịn. Thao tác này đòi hỏi được sự phối hợp nhuần nhuyễn của 2 người. Một người thực hiện nhiệm vụ nhấc và đảo khối bột gạo ở trong cối. Người còn lại sẽ nhấc chày lên giã, sao cho quá trình này được diễn ra một cách liên tục và nhanh nhất có thể.
Cách giã bánh truyền thống
Công đoạn này tưởng chừng dễ nhưng thực chất lại rất khó. Nó đòi hỏi nghệ nhân làm bánh phải có kinh nghiệm lẫn kỹ năng và cách tính toán thời gian được chính xác. Do đó mà giá bánh Mochi thủ công ở thời điểm hiện tại cũng rất cao bởi mùi vị, chất lượng cũng như cách trình bày khác rất nhiều so với bánh Mochi thông thường.
Bánh Mochi có hình vuông thay vì hình tròn
Có lẽ nhiều người không biết rằng bánh Mochi từ xa xưa được làm ra với hình vuông và có kích thước khá lớn. Người dân xứ sở hoa anh đào gọi loại bánh hình vuông này là Kaku Mochi với ý nghĩa tượng trưng cho tình làng nghĩa xóm gắn bó. Bởi lẽ, trước đây hầu hết người Nhật sống tập trung lại thành các khu nhà dài và hẹp nên không gian nhà bếp rất hạn chế. Mỗi khi muốn làm bánh Mochi, phụ nữ thường rủ nhau đến sân chung của cả khu. Họ cùng góp nguyên liệu rồi tự tay làm nên những chiếc bánh bản lớn, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ để chia cho nhau.
Mochi có nhiều hình dáng khác nhau
Tuy nhiên, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, ngày nay bánh Mochi đã được các nghệ nhân sáng tạo với nhiều cách làm khác nhau cùng khuôn hình độc đáo đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại. Trong đó, phổ biến nhất là hình tròn với ngụ ý biểu trưng cho sự viên mãn, sung túc và thịnh vượng.
Màu sắc của bánh Mochi
Loại bánh Mochi truyền thống xưa chỉ mang màu trắng từ gạo nếp. Sau này, các nghệ nhân làm bánh đã tìm đến các màu sắc từ thiên nhiên để nhuộm màu cho bánh như lá nếp, nghệ tươi,... Bằng phương pháp giã lấy nước cốt, những chiếc bánh Mochi nhỏ với nhiều màu sắc bắt mắt hơn đã hấp dẫn thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, phương pháp nhuộm thủ công này lại phức tạp và mất nhiều thời gian để có thể đem lại màu đẹp như ý muốn.
Mochi tạo hình
Ngày nay, nhờ ứng dụng quy trình công nghệ hiện đại, bột trái cây và rau củ Vital Plus đã khắc phục được những nhược điểm của phương pháp tạo màu truyền thống. Với đặc trưng nổi bật như tiện lợi, đạt hiệu suất tạo màu và mùi tối ưu, dòng sản phẩm này đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để ứng dụng vào công đoạn làm bánh Mochi nói riêng hay các loại bánh ngọt, kẹo,... nói chung.
Bột Dâu Tây Vital Plus & Bột Sầu Riêng Vital Plus
Trong đó, các loại bột được sử dụng phổ biến trong công đoạn nhuộm màu bánh Mochi phải được kể đến chính là Bột Dâu Tây Vital Plus để tạo màu hồng pastel hay Bột Sầu Riêng Vital Plus để tạo màu vàng tươi. Không những đem lại màu sắc tươi tắn, chiếc bánh Mochi với tạo hình dễ thương cùng mùi thơm tự nhiên từ các loại củ quả sẽ làm “xiêu lòng” bất kỳ ai khi thưởng thức.
3. Cách làm bánh Mochi đơn giản
Nguyên liệu
- Vỏ bánh:
Nguyên liệu:
- Bột nếp: 100 gram
- Bột gạo: 30 gram
- Đường cát: 40 gram
- Sữa tươi: 170 gram
- Bơ lạt: 20 gram
- Nhân bánh:
- Nhân kem: kem viên, topping, whipping
- Các loại nhân đậu: đậu xanh, đậu đỏ…
Cách làm
- Vỏ bánh:
- Trộn đều hỗn hợp gồm bột gạo nếp, đường và sữa tươi.
- Bọc mặt trên của lớp bột bằng màng bọc thực phẩm có kẽ hở và đem hấp. Kiểm tra bột chín bằng cách lấy tăm xăm vào khối bột. Nếu thấy không còn dính là đạt.
Lưu ý: Trong lúc hấp cần duy trì mức nhiệt ổn định, thời gian vỏ bánh chín sẽ dao động trong vòng 10-15 phút.
- Lấy bột đã chín ra khỏi nồi hấp và tiếp tục cho bơ vào trộn đều và nhồi. Lúc này bột còn hơi nóng, tiến hành nhồi và tạo màu bằng bột cho đến khi thu được khối mịn dẻo. Sau đó, dùng dao chia bột thành các phần tùy ý. (khoảng 25 gram)
Lưu ý: Cần lựa chọn một mặt phẳng chống dính trong quá trình nhồi. Bạn có thể sử dụng bột áo ( dùng bột khoai tây hoặc bột ngô đã được rang chín) rồi đổ khối bột bột ra dàn phẳng, áo đều bột xung quanh để không bị dính tay.
- Bọc kín và để bột nghỉ trong ngăn mát trong vòng 1 tiếng rồi lấy ra tạo hình.
- Nhân bánh:
- Đánh bông phần kem topping (khoảng 100 gram) rồi cho vào túi bắt bông kem
- Nặn bánh:
- Lấy vỏ bánh đã chín tạo hình tròn rồi ấn dẹt sau đó cho khối nhân vào giữa và gói lại cho kín nhân.
Lưu ý: Bước làm này đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian ngắn để tránh viên nhân bị chảy.
- Tiếp đến, bạn có thể tạo hình dáng hoa quả hay con vật theo sở thích.
- Thành phẩm bánh Mochi thu được sẽ có lớp vỏ mịn màng và thơm nhẹ. Khi cắn một miếng bánh, lớp vỏ dai, dẻo kết hợp với phần nhân béo ngậy khiến cho bất kỳ ai thưởng thức cũng mê mẩn ngay.
4. Bảo quản bánh Mochi
Bánh Mochi sau khi làm xong có thể sử dụng ngay hoặc bảo quản bằng cách
bỏ vào ngăn mát hay ngăn đông tủ lạnh đều được. Nếu lựa chọn ngăn đông, thì thời gian sử dụng trong khoảng 10 ngày. Còn ngăn mát thì thời gian sử dụng ngắn hơn, khoảng 3 ngày. Trong trường hợp sự dụng bảo quản ở nhiệt độ thường khi không ăn hết, tốt nhất là nên sử dụng bánh từ 8 cho đến 10 tiếng sau đó để đảm bảo hương vị của bánh.
Nhìn chung, cách làm và tạo hình bánh Mochi khá đơn giản cũng như gần gũi với người Việt. Với những nguyên liệu cơ bản mà bất kỳ gian bếp nào cũng có sẵn, bánh Mochi có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy, nếu bạn có thời gian, hãy bắt tay vào làm ngay món bánh Mochi ngọt ngào dành cho gia đình cùng thưởng thức nhé!
5. Mua nguyên liệu ở đâu?
Shopee: https://shopee.vn/vital_plus
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/anise-shop
Website: https://trainghiemlambanh.com
Xem thêm