Bánh bao mè đen
- 2. CÁCH LÀM BÁNH BAO MÈ ĐEN
- 2.1 Nhân bánh
- 2.1.1 Nguyên liệu
- 2.1.2 Cách thực hiện
- - Cho tất cả nguyên liệu nhân vào một tô lớn, trộn đều, nêm nếm đường xay, nước sốt sao cho vừa ăn là được. Nếu thích nhân kéo sợi được nhiều hơn, bạn có thể tăng tỉ lệ phomai thành 200 gram.
- 2.2 Vỏ bánh
- 2.2.1 Nguyên liệu
- 2.2.2 Cách thực hiện
- - Cho men khô hòa đều vào trong nước ấm khoảng 35 độ C >>(1)
- 2.5 Hấp bánh
- - Nấu nước trước khi cho bánh vào hấp.
- 3. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÁNH BAO ĐỐI VỚI NGƯỜI LẦN ĐẦU LÀM BÁNH
- 3.1 Lỗi men
- - Trong quá trình ủ bột, nếu bột không nở như mong muốn, thì có thể do bạn không cho men vào hoặc men bạn cho quá ít so với bột.
- 3.2 Lỗi tỉ lệ chất lỏng - chất khô
- 3.3 Lỗi trong thao tác nhồi bột
- - Kĩ thuật nhồi bột cũng là yếu tố để quyết định được vỏ bánh bao có mịn hay không, nhồi sai cách làm cho các liên kết trong bột bị phá vỡ khiến cho vỏ bánh không còn mịn, bị sần sùi. Nhồi quá lâu thì lại khiến bột bánh bị chai, trái với nhồi lâu là nhồi chưa đạt thì bột bánh lại quá nhão, nhấc bột lên sẽ có hiện tượng chảy bột.
- 3.4 Lỗi hấp bánh
Bánh bao chắc chắn không phải là món ăn xa lạ với chúng ta. Mè đen cũng là một thành phần vô cùng quen thuộc trong mỗi gian bếp nhà. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ đến việc kết hợp bột bánh bao với bột mè đen, để cho ra một chiếc bánh bao mè đen có vẻ ngoài độc lạ kết hợp cùng phần nhân mặn bên trong là xúc xích, phô mai chảy, bắp,... Một chiếc bánh bao mè đen không những bắt mắt mà còn ngon miệng, chắc chắn là một bữa sáng lý tưởng để bạn nạp năng lượng cho một ngày mới.
1. NGUỒN GỐC CHIẾC BÁNH BAO
Nếu bình chọn cho một món bánh được dùng làm bữa sáng phổ biến nhất, bạn sẽ lựa chọn loại bánh nào? Câu trả lời của trainghiemlambanh.com chính là món bánh bao.
Nhiều giả thuyết cho rằng, bánh bao xuất hiện từ thời Trung Quốc cổ đại, cách đây 1,800 năm do một thầy thuốc nổi tiếng về Y học cổ truyền thời Đông Hán, Trung Quốc tên là Zhang Zhongjing giới thiệu. Cũng có nguồn tin cho rằng bánh bao xuất hiện vào thời Gia Cát Lượng….Theo làn sóng di cư của người Hoa đến các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỷ XVI, văn hóa ẩm thực của Trung Hoa cũng trở nên phổ biến tại các quốc gia này, trong đó bánh bao là một trong những món ăn được yêu thích nhất.
Bánh bao của Trung Quốc
Không có thông tin chính xác về thời điểm bánh bao du nhập vào Việt Nam. Ở mảnh đất hình chữ S, bánh bao đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với ẩm thực nơi đây. Bánh bao của người Việt thường nhỏ hơn bánh bao của Trung Quốc. Thành phần nhân cũng khác, thông thường thì có thịt heo xay mộc nhĩ, nấm hương, miến, lạp xưởng, trứng chim cúc hoặc trứng gà; đôi khi cũng sử dụng dụng trứng muối. Với người Việt Nam, bánh bao là món điểm tâm sáng rất tiện lợi. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh quen thuộc của học sinh, sinh viên, công nhân viên chức … tấp xe vào lề đường rồi hô vang: “Bán cho em/con/anh/chị 1 cái bánh bao nhân mặn/ngọt” - Thật sự rất đỗi quen thuộc vào mỗi buổi sáng.
Bánh bao được cải biến
Khác với những chủ đề bánh bao lần trước chuyên về tạo hình, lần này trainghiemlambanh.com muốn chia sẻ đến cả nhà công thức bánh bao mặn với tạo hình đơn giản nhưng không hề đơn điệu: bánh bao mè đen nhân phô mai kéo sợi.
Bánh bao mè đen với lớp vỏ có màu xám đen vintage, điểm thêm những vệt lấm tấm của vỏ hạt mè lạ mắt, và tạo hình lưới quen thuộc sẽ không làm bạn thất vọng. Phần nhân bánh cũng được trainghiemlambanh.com giản lược đi nhiều, chỉ chọn những nguyên liệu dễ mua, dễ làm, quan trọng nhất là vẫn giữ được độ ngon và hấp dẫn để bạn có thể tự tin trải nghiệm và đãi gia đình. Giờ thì bắt tay vào làm bánh cùng trainghiemlambanh.com thôi~~
Bánh Bao Mè Đen
2. CÁCH LÀM BÁNH BAO MÈ ĐEN
2.1 Nhân bánh
2.1.1 Nguyên liệu
Xúc xích: 100 gr
Phô mai cheddar mix mozzarella: 100 gr
Bắp mỹ luộc tách hạt: 100 gr
Sốt BBQ: khoảng 1 muỗng canh
Đường: có hoặc không tùy vào khẩu vị của bạn
Nguyên liệu làm bánh bao mè đen
2.1.2 Cách thực hiện
- Cho tất cả nguyên liệu nhân vào một tô lớn, trộn đều, nêm nếm đường xay, nước sốt sao cho vừa ăn là được. Nếu thích nhân kéo sợi được nhiều hơn, bạn có thể tăng tỉ lệ phomai thành 200 gram.
2.2 Vỏ bánh
2.2.1 Nguyên liệu
- Bột mì số 11: 200 gram
- Bột mè đen Vital Plus: 10 gram
- Men khô: 2 gram
- Đường bột: 35 gram
- Baking powder: 2 gram
- Nước: 100 gram
- Dầu ăn: 8 gram
Nguyên liệu làm bánh bao mè đen
2.2.2 Cách thực hiện
- Cho men khô hòa đều vào trong nước ấm khoảng 35 độ C >>(1)
Hình ảnh những “bé” men đang được kích hoạt trở lại
Bánh bao là dòng bánh chiếm tỉ lệ nước thấp, vì vậy nên trộn men với nước trước để men dễ hoà quyện với bột hơn.
- Cho bột mì, bột mè đen, đường bột, baking powder vào trong tô lớn, ta được hỗn hợp (2)
- Cho hỗn hợp (1) vào hỗn hợp (2), cho tiếp dầu ăn vào trộn đều.
Hỗn hợp bột men và dầu ăn
- Nhồi cho đến khi hỗn hợp mịn (với định lượng này, thời gian nhồi bột tầm 7-8 phút).
Thao tác nhồi bột bánh bao các bạn có thể tham khảo thêm video Youtube bên dưới để dễ hình dung nhé.
***Lưu ý: nếu cảm thấy bột bánh bao quá cứng tay, khó nhồi, bạn nên thêm tầm 3-5 gram nước vào nhồi chung cho đến khi bột mềm hơn. Nhớ là cho từng chút nước vô nha cả nhà, đừng cho nhiều nước quá làm hỏng mẻ bột nhé.
Tình trạng bột trước khi nghỉ 30 phút
- Sau khi trộn bột xong, lấy viên bột ra, se dài, cán mỏng rồi gấp bột lại. Tiếp tục cán và gấp bột khoảng 2 đến 3 lần như vậy
3 bước: se dài - cán - gấp theo thứ tự từ trên xưống dưới
- Sau khi cán và gấp bột xong, dùng màng bọc thực phẩm bọc miếng bột lại và cho vào tủ mát nghỉ 30 phút.
Bột bánh đạt là bột bánh cầm vào thấy mịn tay, hơi ẩm nhưng ko bị chảy xệ xuống (quá ướt). bột không bị nóng hoặc quá ấm tay. Việc cho bột nghỉ trong ngăn mát tủ lạnh là vì nhồi tay làm bột bánh cũng sẽ bị ấm dần, bột quá ấm, nóng dễ làm hư men, khiến bánh bao bị chai không nở xốp. Vì vậy, sau khi nhồi bột xong, chúng ta cần bọc lại cho vào tủ mát giúp cho bột bánh có thời gian nghỉ ngơi, ổn định.
Bột sau khi được nghỉ trong tủ
- Sau 30 phút, lấy bánh ra khỏi tủ mát, chia vỏ bánh, chuẩn bị tạo hình
- Chia bột thành 3 phần. Cán và cuộn từng phần thành hình ống dài. Dùng dao chia bột ra thành từng khoanh nhỏ (trọng lượng 20-25gr)
Cán - cuộn - chia bột thành khoanh theo thứ từ trái sang phải
Vỏ 1: 20gr >> Phần này cán mỏng hình tròn để bọc nhân bánh |
Nhân bánh: 25gr >> Lưu ý không cho quá nhiều nhân sẽ khó bọc b |
Vỏ 2: 25gr >> Phần này cán dài, cắt sợi, đan thành hình lưới (theo dõi video) |
Các thao tác của việc tạo hình bánh, các bạn tham khảo qua clip Youtube của mình để có thể quan sát kĩ hơn về cách thực hiện. Trước khi tạo hình, nên cán bột lại vài lần, việc cán bột giúp loại bỏ các bọt khí to bên trong bánh, mặt bánh sẽ mịn màng hơn sau khi hấp.
Tổng các bước gói bánh - tạo hình
- Sau khi có được thành phẩm tạo hình, chúng ta mang bột đi ủ trong môi trường kín gió và đảm bảo đủ độ ẩm.
- Cho bột vào lò nướng, bên dưới có thêm 1 thau nước ấm. Cho bánh lên trên, đậy kín lò nướng (nhớ là không bật lò) để đủ độ ẩm/ nóng cho bánh nở.
- Một cách khác là các bạn có thể bỏ bột vào trong thau, dùng 1 chiếc khăn ấm, ráo nước đắp lên trên miệng tô bột. Ủ đến khi bột nở gấp rưỡi (x1,5 lần) so với lúc đầu là đạt.
Bánh trước khi ủ
Bánh bao sau khi ủ
2.5 Hấp bánh
- Nấu nước trước khi cho bánh vào hấp.
- Khi thấy nước xuất hiện có những cột hơi nước nhỏ, nước không quá sôi, chúng ta cho bánh vào hấp trong khoảng 8- 10 phút.
*** Lưu ý: Lửa quá to sẽ khiến bánh bị nở phồng lên nhanh chóng đồng thời cũng dễ bị xẹp sau khi hấp khiến mặt bánh nhăn nheo. Vì vậy, bạn nên chú ý đến độ sôi của nước khi cho bánh vào hấp nhé.
Bánh sau khi hấp xong, đừng vội lấy ra, mà hãy để cho bánh nguội dần trong khoảng 2-3 phút, vì nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể làm cho bánh bị xẹp.
Bánh bao sau khi hấp chín
Thành quả của tụi mình nè
3. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÁNH BAO ĐỐI VỚI NGƯỜI LẦN ĐẦU LÀM BÁNH
3.1 Lỗi men
- Trong quá trình ủ bột, nếu bột không nở như mong muốn, thì có thể do bạn không cho men vào hoặc men bạn cho quá ít so với bột.
- Dùng men không còn sử dụng được hay còn gọi là men chết. Cách kiểm tra men còn dùng được hay không: cho men vào nước, nếu thấy men nổi lên nước giống gạch cua có nghĩa là men còn dùng được.
- Môi trường ủ không đủ độ ẩm, men sẽ không hoạt động được kích hoạt để giúp lên men bột được.
3.2 Lỗi tỉ lệ chất lỏng - chất khô
- Bột quá nhão do cho quá nhiều chất lỏng hoặc quá khô do thiếu chất lỏng.
- Vì mỗi loại bột sẽ hút nước khác nhau nên công thức chỉ mang tính tham khảo. Khi làm, bạn nên điều chỉnh cho phù hợp với từng loại nguyên liệu. Nếu bột quá nhão, cho thêm 3-5gr bột vào nhồi tiếp cho đến khi bột vừa đạt (không dính tay, không chảy xệ). Nếu bột quá khô, cho thêm 3-5 gr nước vào nhồi tiếp. Tránh cho quá nhiều nước/ bột 1 lúc sẽ khó canh tỷ lệ và làm hư cả mẻ bột nhé.
3.3 Lỗi trong thao tác nhồi bột
- Kĩ thuật nhồi bột cũng là yếu tố để quyết định được vỏ bánh bao có mịn hay không, nhồi sai cách làm cho các liên kết trong bột bị phá vỡ khiến cho vỏ bánh không còn mịn, bị sần sùi. Nhồi quá lâu thì lại khiến bột bánh bị chai, trái với nhồi lâu là nhồi chưa đạt thì bột bánh lại quá nhão, nhấc bột lên sẽ có hiện tượng chảy bột.
3.4 Lỗi hấp bánh
Hấp bánh ở nhiệt độ quá cao, bánh sẽ bị nhăn lại, không nở phồng đẹp mắt.
Không nên thay đổi nhiệt độ hấp bánh đột ngột, làm cho bánh bị co lại và xẹp dần.
Bánh bao mè đen
Vỏ bánh khi ăn vào có vị ngọt nhẹ, thơm mùi mè đen. Phần nhân là sự hòa quyện giữa vị ngọt của bắp, đậm đà của xúc xích và sốt BBQ. Đặc biệt, phần nhân phô mai chảy là điểm nhấn của nhân bánh với mùi vị beo béo, mằn mặn, cùng với hiệu ứng kéo sợi, không chỉ ngon miệng mà nhìn còn rất thích mắt.
Chúc cả nhà làm thành công món bánh bao mè đen đãi gia đình nhé!
Tham khảo cách làm ở đây nhé!
Xem thêm