Thú vị với những câu chuyện về lễ phục sinh

  • 25/03/2024
  • 65

Lễ phục sinh là dịp lễ lớn và quan trọng đối với người đạo Công giáo, tin lành, Kitô giáo… Lễ Phục sinh không có ngày cố định và thay đổi vào mỗi năm, ngày lễ này thường sẽ diễn ra vào Chúa nhật đầu tiên giữa cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Và bài viết dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích mà trainghiemlambanh.com đã tìm hiểu và muốn chia sẻ đến bạn đọc, để chúng ta cùng nhau, biết rõ hơn câu chuyện về ngày lễ phục sinh bạn nhé

 

1) Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ phục sinh

 1.1 Nguồn gốc của ngày lễ phục sinh

1.2 Ý nghĩa của ngày lễ phục sinh

2) Những hoạt động thường được tổ chức vào ngày lễ phục sinh

2.1 Ăn chay kiêng thịt giữ mình

2.2 Rửa chân

2.3 Viếng đàng thánh giá

2.4 Diễn lại hoạt cảnh Chúa Giêsu trên cây thánh giá

2.5 Hất nước

3) Những biểu tượng vào ngày lễ phục sinh

3.1 Trứng phục sinh

3.2 Thỏ phục sinh

3.3 Hoa phục sinh

             1) Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ phục sinh:

1.1 Nguồn gốc của ngày lễ phục sinh:

Lễ phục sinh là dịp lễ lớn để kính mừng việc Chúa Giêsu sau khi chịu chết trên cây thánh giá, được táng xác. Và sau đó đến ngày thứ ba, Người trỗi dậy từ cõi chết. Đây là đỉnh cao nhất của phụng vụ Kitô giáo, khi Chúa Giêsu chiến thắng cái chết, đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Chúa Giêsu được kinh thánh của đạo cho biết là con của đấng tối cao, Người chính là đấng tạo nên muôn loài. Cái chết thê thảm của Ngài chính là sự trả nợ cho tội lỗi của loài người. Đồng thời, lễ này cũng chính là kỷ niệm của việc giao ước mới giữa loài người và đấng tối cao.

Mùa lễ phục sinh bắt đầu với đêm Canh thức vào thứ bảy Tuần Thánh và tiếp tục trong 50 ngày, kết thúc bằng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Nguồn gốc lễ phục sinh

Nguồn gốc lễ phục sinh

1.2 Ý nghĩa của ngày lễ phục sinh:

Một trong những ý nghĩa to lớn của ngày lễ phục sinh đó chính là sự “vượt qua”. Bên cạnh đó, lễ phục sinh còn có một ý nghĩa khác đó chính là “sự tái sinh và đổi mới”. Cốt lõi của niềm tin Kitô giáo là tin vào Chúa Giêsu chết để chuộc tội cho con người, và sự phục sinh của Người đã cho chúng ta một cuộc sống mới.

Ý nghĩa lễ phục sinh

Ý nghĩa của ngày lễ phục sinh

              2) Những hoạt động thường được tổ chức vào ngày lễ phục sinh:

2.1 Ăn chay kiêng thịt giữ mình:

Theo nguyên tắc chung thì người tín đồ Công giáo phải kiêng thịt vào các ngày thứ sáu trong năm, ngày thứ tư lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh. Trong ngày kiêng thịt, người theo đạo sẽ không được ăn thịt các động vật có tính nóng như: lợn, bò, gà, vịt…nhưng họ được ăn trứng, được dùng các thức ăn làm từ sữa hay các loại nước thịt. Các loại cá và các thức ăn biển, những loài có tính hàn như: ếch, trai, sò, ba ba, những loài vừa sống trên bờ vừa ở dưới nước và những loài bò sát không bị cấm sử dụng. Ăn chay theo Công giáo là nhịn ăn hoặc bớt ăn, để diễn tả sự hy sinh tự nguyện,với lòng tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và chia sẻ với người nghèo khó trong tinh thần bác ái và phục vụ.

Ăn chay kiêng thịt giữ mình

Ăn chay kiêng thịt giữ mình

2.2 Rửa chân:

Ngoài việc ăn chay kiêng thịt giữ mình, rửa chân cũng là một việc làm rất quan trọng vào lễ phục sinh. Theo chuyện kinh thánh, trước khi Ngài Giêsu bị bắt, Ngài đã rửa chân cho từng môn đệ và dặn họ rằng: mọi người phải rửa chân cho nhau, không phân biệt bất kì giai cấp và chức vị nào. Hoạt động rửa chân cho nhau được xem như là biểu tượng thể hiện sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau giữa người với người.

Rửa chân

Rửa chân

2.3 Viếng đàng thánh giá:

Viếng đàng thánh giá là một hoạt động không thể thiếu vào dịp lễ phục sinh. Mọi người sẽ dừng lại và ngắm 12 bức tranh mô tả từng giai đoạn của Ngài Giêsu từ khi bị bắt tới khi qua đời trên cây thánh giá. Qua hoạt động này, giúp giáo dân đồng cảm với sự hi sinh của Chúa và cảm nhận sâu sắc lòng yêu thương mà Ngài đã dành cho loài người.

Viếng đàng thánh giá

Viếng đàng thánh giá

2.4 Diễn lại hoạt cảnh Chúa Giêsu trên cây thánh giá:

Diễn lại hoạt cảnh Chúa Giêsu trên cây thánh giá từ lâu đã trở thành hoạt động truyền thống vào dịp lễ phục sinh. Hoạt động này sẽ tái hiện lại toàn bộ câu chuyện của Ngài từ khi bị bắt đến lúc chết trên cây thánh giá.

Diễn lại hoạt cảnh Chúa Giêsu trên cây thánh giá

Diễn lại hoạt cảnh Chúa Giêsu trên cây thánh giá

2.5 Hất nước:

Tại một số quốc gia phương Tây, nam thanh nữ tú đều hào hứng chờ tới ngày lễ Phục sinh bởi họ sẽ thực hiện nghi lễ truyền thống té nước và hôn nhau. Cụ thể, các chàng thanh niên sẽ dùng nước hất lên đầu các cô gái và sau đó yêu cầu đáp trả bằng một nụ hôn. Người dân nơi đây cũng tin rằng: nước giúp mọi người rửa sạch tội lỗi và nụ hôn đem lại sự yêu thương với họ.

Hất nước

Hất nước

                 3) Những biểu tượng vào ngày lễ phục sinh:

3.1 Trứng phục sinh:

Trứng luôn là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở. Người phương Tây tin rằng trái đất vốn được nở ra từ một quả trứng khổng lồ và các sinh vật cũng đều sinh ra từ quả trứng. Có lẽ vì vậy mà người ta thừa nhận trứng là một biểu tượng văn hóa không thể thiếu trong ngày lễ phục sinh, mừng sự tái sinh của Chúa Giêsu.

Trứng phục sinh hay còn được biết đến với tên gọi khác là trứng Paschal hoặc Easter egg. Vào dịp lễ phục sinh thì vào ngày này cha mẹ thường luộc trứng và trang trí những quả trứng với nhiều màu sắc rực rỡ và giấu chúng ngoài vườn, các con của họ sẽ chờ đợi đến ngày để đi tìm những quả trứng ấy. Quả trứng phục sinh còn mang ý nghĩa cực kì thiêng liêng với người theo đạo Kitô giáo. Đây được xem là biểu tượng của sự phục sinh: tuy nó có vẻ ngoài như đang ngủ, nó chứa đựng một cuộc sống mới được niêm phong bên trong nó. 

Màu sắc của trứng phục sinh vô cùng đa dạng và rực rỡ. Màu sắc chủ yếu được lấy từ việc nhuộm màu bằng việc luộc trứng với hành tây (màu nâu), vỏ cây sồi, cây alder, hạt óc chó (màu đen), nước ép củ cải (màu hồng) hoặc màu hoá học. Khi luộc trứng phục sinh, người ta thường cho lá để nhuộm màu cho trứng và tạo ra hình vân chiếc lá. Lá thường được bọc ngoài trước bằng vải mỏng hoặc nylon. Như vậy thì sau khi luộc sẽ thu được hoa văn của lá trên trứng phục sinh.

Trứng phục sinh

Trứng phục sinh

3.2 Thỏ phục sinh:

Thỏ phục sinh hay còn được biết với tên Easter bunny.Thực tế, loài thỏ không đẻ trứng, nhưng câu chuyện về thỏ phục sinh lại là một câu chuyện khác. Chuyện kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa xuân tới trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng. Cảm thương, Ostara bèn giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng. Ostara cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần Ostara muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi xuân về. Tuy nhiên, sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế. Cũng từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong ngày lễ phục sinh của phương Tây.

Thỏ phục sinh

Thỏ phục sinh

3.3 Hoa phục sinh:

Hoa Lily là biểu tượng cho sự phục sinh của chúa Giêsu. Vào mùa phục sinh, hoa lily được cắm tại các nhà thờ, và được trang trí trong ô kính màu để nói lên nhiều ý nghĩa và truyền thống lâu đời cả đạo lẫn đời. Theo truyền thuyết, khi thiên thần Gapriel đến truyền tin thì ngài cầm hoa lily để dâng lên Đức Mẹ. Chúa Giêsu nói đến hoa lily khi so sánh sự giàu sang tột bậc của vua Salomon còn thua kém hoa huệ ngoài đồng. Bên cạnh đó, hoa lily cũng là hoa mọc nhiều trong vườn cây dầu, nơi Chúa Giêsu cầu nguyện trước cuộc vượt qua của Ngài. Có một truyền thuyết khác cho rằng, khi Đức Mẹ được Thiên Chúa đưa cả hồn xác lên trời, hoa lily được tìm thấy trong ngôi mộ trống của Mẹ. Màu trắng của hoa lily nói lên sự vô nhiễm và đồng trinh của mẹ Maria.

Hoa lily lễ phục sinh

Hoa lily lễ phục sinh

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu được câu chuyện về lễ phục sinh cũng như những hoạt động truyền thống và biểu tượng vào dịp lễ này. Trainghiemlambanh.com hi vọng đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về dịp lễ phục sinh, hẹn gặp lại bạn đọc ở những bài viết sau nhé. Cảm ơn bạn đã xem hết thông tin bài viết.

Nguồn: tổng hợp

Bình luận