Kỉ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Hương - Truyền thống và tinh thần đoàn kết
Trong di sản văn hóa Việt Nam ta, Giỗ tổ Hùng Vương – còn gọi là Lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội có truyền thống lâu đời và được tôn kính nhất bởi truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”
Câu ca dao trên được truyền tụng từ bao đời nay chính là một lời nhắc nhở rằng, dù trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, người dân Việt Nam vẫn luôn phải ghi nhớ và biết ơn những Vị Vua Hùng đã khai sinh ra đất nước Việt Nam, xây dựng và để lại di sản văn hóa lâu đời cho nhiều thế hệ con cháu.
Giỗ Tổ Hùng Vương
1. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì?
Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội truyền thống thường kỳ của người Việt, được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Ngày này là cơ hội để người dân đất Việt tỏ lòng thành kính với Vua Hùng, một nhân vật lịch sử được biết đến là người sáng lập ra dân tộc Văn Lang – thế hệ đầu tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Lễ kỷ niệm này rất quan trọng vì nó là cách để tưởng nhớ và ghi nhận những đóng góp của Vua Hùng, đồng thời nó cũng biểu thị sự đoàn kết và tình yêu thương tồn tại giữa các dân tộc Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử.
2. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
2.1. Nguồn gốc
Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng các con của mình
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được năm mươi người con. Vua Hùng sau lên ngôi và phân tán con cháu khắp núi non biển cả; ông là vị vua đầu tiên sáng lập ra vương quốc Văn Lang. Trong suốt 672 năm trị vì của mình, 18 đời vua Hùng đã cai trị và góp phần quan trọng vào việc phát triển, hình thành và bảo vệ vùng đất này.
Để tạ ơn các Vua Hùng, người Việt đã tổ chức hành hương đến Đền Hùng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch từ xa xưa. Việc cử hành không phải chỉ mang tính hình thức. Trên thực tế, nó tuân theo một loạt các nghi lễ truyền thống khá quan trọng vì chúng thể hiện lòng kính trọng và biết ơn của con người đối với tổ tiên.
Năm 1917, vua Khải Định ghi chép vào sử sách lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương. Một điều thú vị là vị vua này còn cho phép quan lại địa phương vào Đền Hùng và dâng lễ vật. Lễ hội kéo dài 10 ngày được tổ chức ở phía bắc tỉnh Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là một phần di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2012. Ngoài ra, từ năm 2007, lễ hội này chính thức được tổ chức trên quy mô toàn quốc vào ngày 10/3 âm lịch – cũng chính là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
2.2. Ý nghĩa
Có thể nói ngày 10/3 hàng năm là ngày thiêng liêng giúp mọi người dân Việt Nam hiểu rõ hơn về cội nguồn của mình. Tất cả mọi người sẽ cùng nhau hướng về phía Đất Tổ - cội nguồn của dân tộc Việt Nam với tất cả tấm lòng thành kính và niềm tự hào.
Ngày giỗ tổ Hùng Vương được công nhận là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - như một tinh thần văn hóa mang tính truyền thống lâu đời và nhân văn của người Việt Nam. Hướng về cội nguồn và biết ơn sâu sắc công ơn của tổ tiên, mỗi người con Việt Nam mang dòng máu Lạc Hồng luôn tự nhủ mình và mong mình xứng đáng với tổ tiên, với công lao của các Vua Hùng như lời Bác Hồ dạy:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ quan trọng, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các Vua Hùng, những người đã có công dựng nước và giữ nước, đồng thời là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc cho thế hệ trẻ.
Ngày 10/3 là ngày giỗ chung cho tất cả các vị vua Hùng
3. Các hoạt động văn hóa vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Trong dịp giỗ tổ Hùng Vương, người dân Việt Nam tích cực tham gia vào các phong tục tập quán văn hóa để tỏ lòng thành kính với Vua Hùng Vương. Dưới đây là một số hoạt động phổ biến thường diễn ra vào hằng năm:
3.1. Lễ hành hương Đền Hùng ở Phú Thọ
Đền Hùng là nơi người dân và các tổ chức tập trung lại để tiến hành các nghi lễ tôn vinh và tưởng nhớ những công ơn cao cả của Vua Hùng Vương. Cuộc hành hương Đền Hùng một hoạt động văn hóa truyền thống có ý nghĩa, mang giá trị tinh thần to lớn đối với người dân Phú Thọ nói riêng và người dân trên khắp mọi miền đất nước nói chung.
3.2. Các triển lãm văn hóa
Để nâng cao hiểu biết của mọi người về nguồn gốc và nguyên tắc của Việt Nam và con người, các triển lãm văn hóa giới thiệu lịch sử, văn hóa và phong tục dân tộc Việt Nam thường xuyên được tổ chức trong dịp kỷ niệm Giỗ Tổ Hùng Vương.
3.3. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống như múa rối, ca trù, hát chèo và nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác thường xuyên được dàn dựng, nhằm để tôn vinh và bày tỏ lòng thành kính với di sản của Vua Hùng Vương.
3.4. Hội chợ văn hóa
Các hội chợ tại các địa phương khác nhau thường mang đến không khí sôi động với các sản phẩm truyền thống, đặc sản vùng miền, và các sản phẩm nghệ thuật thủ công độc đáo, tạo cơ hội cho người dân trải nghiệm và tận hưởng văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú.
Những hoạt động văn hóa vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là cơ hội để tôn vinh và kỷ niệm quá khứ vĩ đại, mà còn là dịp để thể hiện lòng tự hào và tình yêu quê hương của người Việt Nam.
4. Nghi thức tế lễ ở đền Hùng.
Vì ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 là đặc biệt quan trọng nên những nghi thức được tiến hành rất cầu kì. Khi tế lễ Hùng Vương thường có âm nhạc, lễ vật, một ban tế lễ gồm những người có chức sắc được làm chủ tế. Ngoài ra trong ngày giỗ tổ Hùng Vương người ta thường trang trí thêm cờ xí, nhạc lễ, phẩm phục, phẩm vật tế lễ. Những loại phẩm vật thường dùng là bò, dê, heo, hoa quả, bánh chưng, bánh giầy, xôi, chè, kẹo,…
Nghi thức tế lễ Hùng Vương
Hai loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là bánh chưng, bánh dày, mọi người cũng có thể dâng hương hoa hay lễ mặn là xôi – gà… Điều quan trọng chính là ở sự chân thành chứ không phải ở cái lễ. “Dâng lễ vật lên tổ tiên không quan trọng ở vật chất mà nên dâng những cái tinh túy nhất, mang giá trị tinh thần chứ mâm cao cỗ đầy mà không chân thành cũng mất đi giá trị. Du khách có thể về với Đền Hùng chỉ cần thắp một nén hương để thể hiện tấm lòng hướng về ngày giỗ Tổ và cầu mong cho bản thân một điều gì đó. Muốn lễ đúng phải lễ đủ nội dung là: Tạ ơn, sám nguyện, cầu nguyện, hứa nguyện sau đó mới đến dâng lễ”.
Nhiều dòng lưu bút đã thừa nhận:"Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam... Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm".
Thật hạnh phúc, thật tự hào khi bản thân mỗi người chúng ta đều mang trong mình dòng máu anh hùng đất Việt. Bản thân mỗi chúng ta đều cần biết ơn thế hệ đi trước, về những gì họ đã tích lũy, giữ gìn và truyền lại cho chúng ta – những giá trị lịch sử của đất nước ngàn năm!
Mong rằng những thông tin mà trainghiemlambanh.com đã cung cấp sẽ cho bạn biết rõ hơn về ngày lễ lớn mùng 10 tháng 3. Từ đó thêm tự hào và yêu thương con người Việt ta hơn. Chúc bạn có một ngày nghỉ lễ vui vẻ và ấm cúng bên gia đình nhé!
Nguồn: tổng hợp
Xem thêm