Trung thu ở Việt Nam sẽ diễn ra như thế nào?
Tết Trung Thu là một ngày lễ không kém phần quan trọng trong văn hoá của người Việt Nam. Nhưng trải dài theo đất nước hình chữ S, mỗi nơi sẽ có những đặc trưng riêng trong dịp lễ này. Bài viết dưới đây trainghiemlambanh.com cùng các bạn sẽ tìm hiểu sự khác biệt đó như thế nào nhé.
1. Tết Trung Thu ở Việt Nam nói chung
Tết Trung Thu hay còn được biết đến với tên gọi khác là "Tết Thiếu Nhi" ở Việt Nam được diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, khi mặt trăng tròn và sáng nhất. Vì vậy, vào dịp này, người lớn thường sẽ tặng cho trẻ nhỏ nhiều món đồ chơi đặc trưng như mặt nạ, đèn ông sao, lồng đèn, trống, đầu sư tử,... để tham gia các hoạt động vui nhộn đặc sắc. Bên cạnh đó, người ta sẽ tổ chức múa lân (múa sư tử) nhằm tạo nên không khí Trung Thu tưng bừng. Trong không khí vui tươi ấy, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần và phá cỗ đêm trăng.
Mâm cỗ cúng trăng truyền thống trong ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam gồm 5 loại hoa quả tượng trưng cho ngũ hành, bánh Trung Thu nướng, bánh Trung Thu dẻo với nhiều hương vị khác nhau. Bánh Trung Thu nướng và bánh Trung Thu dẻo là 2 loại bánh đặc trưng của Tết Trung Thu ở Việt Nam, có hình tròn hoặc hình vuông tượng trưng cho đất trời hay sự viên mãn sung túc. Bánh nướng có vỏ ngoài vàng óng, còn bánh dẻo lại trắng ngà với mùi thơm đặc trưng của từng hương vị. Những miếng bánh ngọt ngào được thưởng thức cùng với vị trà đắng tạo nên sự hoà quyện không gì sánh bằng.
2. Tết Trung Thu Miền Bắc
Phong tục trọng tình trọng lễ của người dân miền Bắc đã có từ xa xưa. Vì vậy những chiếc bánh Trung Thu được lựa chọn, chăm chút để dành tặng người thân bạn bè nhân dịp lễ đặc biệt này.
Ở miền Bắc, bánh Trung Thu được mang biếu các bậc trưởng thượng trong họ tộc gia đình trước tiên. Sau đó, sẽ đến những hộp bánh biếu láng giềng, bạn bè thân hữu, những đối tác khách hàng đã nhiều năm gắn bó. Mỗi hộp bánh đều ẩn chứa trong ấy tình cảm thiêng liêng, với ước mong bền chặt mối thâm giao. Hộp bánh cuối cùng sẽ được chọn vào khoảng 10 ngày trước Trung Thu, đặt lên bàn thờ tổ tiên trong gia đình. Đây cũng sẽ là hộp bánh “phá cỗ đêm Rằm”, để cả gia đình cùng quây quần thưởng thức từng hương vị tinh túy dưới bóng trăng, cùng tách trà thơm nồng ấm áp.
Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi rất cao trào vì những câu đố khó. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, xuất hiện từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng.
Tết Trung Thu ở miền Bắc ( nguồn: cungphuot.info)
3. Tết Trung Thu ở miền Trung:
Nếu ở miền Bắc Trung Thu hướng tới sự tinh tế, tỉ mỉ thì ở miền Trung ngày Tết Trung Thu lại là sự náo nhiệt của các lễ hội. Dải đất có sự giao thoai giữa văn hóa Bắc - Nam có vô số số những hoạt động diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám. Vào ngày Tết Trung Thu, Phố cổ Hội An rực rỡ ánh đèn lồng. Người người đổ xô ra đường, hòa vào các trò chơi dân gian. Huế cổ kính và trầm mặc cũng trở nên tưng bừng với những mâm cỗ đón trăng tinh tế được chăm chút, mang đến bao nhiêu sự háo hức cho con trẻ.
Tết Trung thu ở miền Trung ( nguồn: sohuutritue.net.vn)
4. Tết Trung Thu ở miền Nam:
Người miền Nam hào sảng, chân thành, sẵn lòng giúp đỡ nhau nên tình cảm của con người miền Nam rất mộc mạc mà sâu sắc. Đặc biệt tình cảm này được thể hiện rất rõ vào các dịp Lễ Tết. Tết Trung Thu là một điển hình. Đây là dịp mà người dân miền Nam bày tỏ lòng mình với người người mà họ quý mến.
Ở miền Nam, người Hoa tập trung sinh sống khá đông. Vào dịp Tết Trung Thu, bạn không nên bỏ qua “Phố đèn lồng” của người Hoa đâu nhé. Bạn sẽ choáng ngợp bởi chiếc lồng đèn đủ mọi kiểu dáng, màu sắc và dễ dàng bị cuốn vào con phố rực rỡ này.
Nói đến Trung Thu thì không thể thiếu những chiếc bánh đặc trưng mà mỗi năm chỉ được bày bán 1 lần vào dịp này. Bánh Trung Thu ở miền Nam rất đa dạng và phong phú, được xem như thức quà gần gũi và giản dị với bất kỳ người dân Việt Nam nào.
Tết Trung thu ở miền Nam ( nguồn: p-nguyen)
Phía trên là những thông tin đặc trưng về Tết Trung Thu ở Việt Nam nói chung và 3 miền nói riêng mà trainghiemlambanh.com muốn gửi đến cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này nhé.
Nguồn: tổng hợp
Xem thêm