Nguồn gốc của bánh trung thu

" Trung Thu là gì hả mẹ?

Mà sao ai nấy cũng vui

Trung Thu là ngày họp mặt.

Ai xa cũng nhớ quay về.

Trung Thu nếu ai không nhớ

Sẽ đánh mất tuổi thần tiên

Trung Thu cho lòng rộng

Đoàn viên chia sẻ nỗi niềm. "

1) Lịch sử của chiếc bánh Trung Thu

Theo những ghi chép lịch sử, bánh Trung Thu xuất hiện lần đầu vào thế kỉ 17 TCN, bánh Trung Thu vào thời điểm này có tên gọi là bánh Taishi.

Tục ăn bánh Trung Thu vào ngày Rằm tháng Tám bắt đầu từ thời nhà Đường. Để ăn mừng chiến thắng của vị tướng quân, nhà vua đã ban cho thần dân của mình những chiếc bánh hình tròn như một món quà chúc mừng chiến thắng – quà tặng của một Thương nhân từ Tây Tạng. Chiếc bánh đến từ Cung đình nên được gọi là bánh Cung đình. Cho đến thời nhà Minh, bánh mới phổ biến hơn trong dân gian và việc ăn bánh Trung Thu vào dịp Trung Thu cũng đã trở nên phổ biến hơn.

Theo sử sách ghi chép, Dương Ngọc Hoàn – Quý phi thời nhà Đường đã đặt tên cho chiếc bánh là “bánh Trung Thu”.

Ở thời nhà Thanh, Bánh Trung Thu được tự làm tại nhà nguyên liệu của bánh chủ yếu được là bột mì, các loại hạt ngũ cốc, đường và mỡ lợn.

Trải qua nhiều thời kì khác nhau, chiếc bánh Trung Thu đã thay ý nghĩa từ một món quả ăn mừng thắng trận trở thành một món ăn tượng trưng cho sự sum họp của gia đình.

2) Ý nghĩa của chiếc bánh Trung Thu theo hình dáng

Bánh Trung Thu là cách gọi khác để chỉ các loại bánh để ăn trong dịp Trung Thu. Bánh Trung Thu có thể là bánh nướng cũng có thể là bánh dẻo.

2.1 Bánh Trung Thu hình tròn

Bánh Trung Thu có hình tròn tựa như vầng trăng Rằm. Ngoài ra, chữ “ tròn” phiên âm theo tiếng Hán là “viên”, ý chỉ sự đoàn viên của mọi người trong gia đình. Chính vì vậy, theo truyền thống bánh Trung Thu có hình tròn mang ý nghĩa của sự tròn đầy và viên mãn.

2.2 Bánh Trung Thu hình vuông

Bánh Trung Thu hình vuông đại diện cho hình dáng của mặt đất. Hướng đến sự tự do trong cuộc sống của mỗi con người.

Bánh trung thu tròn và vuông ( nguồn: Lafeve bakery)

2.3 Bánh Trung Thu hình đàn lợn 

Những chiếc bánh này chỉ xuất hiện những năm gần đây theo nhu cầu của thị trường, với hình tượng đàn lợn để thể hiện tình thân gia đình ấm áp, một cuộc sống sung túc đủ đầy.

Bánh Trung Thu hình đàn lợn

2.4 Bánh Trung Thu hình cá chép
Bánh Trung Thu với hình ảnh cá chép là biểu tượng của sự đoàn kết. Ngoài ra hình ảnh “Cá chép hóa rồng” còn để thể hiện sự kiên định và những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Bánh Trung Thu cá chép

Nguồn: tổng hợp

Cảm ơn các bạn đã cùng trainghiemlambanh.com tìm hiểu về những chiếc bánh Trung Thu. Hẹn gặp lại vào bài viết sau nhé!


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng