Những Sự Thật Thú Vị Về Chiếc Bánh Quy Gừng - Phần 2

Có những món ăn rất quen thuộc, nhưng ít khi chúng ta để ý đến những câu chuyện thú vị đằng sau nó, chẳng hạn như món bánh gừng. Nói đến bánh gừng, hẳn là ai cũng đã từng nghe qua, thấy qua, thậm chí là nếm thử qua trong một dịp Giáng Sinh nào đó. Ngoài phiên bản phổ biến nhất của Bánh gừng ở Việt Nam là nhà gừng và người gừng, bánh gừng còn có những tạo hình khác mang đậm hơi thở của mùa lễ hội mà trainghiemlambanh.com muốn chia sẻ cùng bạn trong bài viết dưới đây.

1. Nguồn gốc bánh gừng

Có nhiều tài liệu khác nhau ghi chép về nguồn gốc của bánh gừng. Trong bài viết này, trainghiemlambanh.com xin được lấy từ nguồn Wikipedia, với thông tin cho rằng bánh gừng được đưa đến châu Âu vào năm 992 sau Công nguyên bởi tu sĩ người Armenia, Gregory ở Nicopolis (còn gọi là Gregory Makar và Grégoire de Nicopolis). Ông rời Nicopolis (thuộc miền Tây Hy Lạp ngày nay) để đến sống ở Bondaroy (miền bắc miền trung nước Pháp), gần thị trấn Pithiviers. Ông ở đó bảy năm cho đến khi qua đời vào năm 999 và dạy làm bánh gừng cho những người theo đạo Cơ đốc ở Pháp. Như vậy, có thể hiểu là bánh gừng đã được ra đời trước đó tại Hy Lạp hoặc các vùng lân cận, và du nhập vào Châu Âu thế kỷ 10. Đến thế kỷ 13, bánh gừng Toruń lần đầu xuất hiện ở Toruń, lúc đó là Bang Teutonic (nay là Ba Lan). Bánh gừng sau đó đã trở nên nổi tiếng trong khu vực Châu Âu khi nó được những người nhập cư Đức mang đến Thụy Điển. Bánh gừng là món ăn phổ biến tại các lễ hội và hội chợ châu Âu thời trung cổ, thậm chí còn có những hội chợ bánh gừng chuyên dụng.

Cũng có một vài nguồn tin từ Wikipedia cho rằng việc buôn bán bánh quy gừng đầu tiên được ghi nhận ở Anh có từ thế kỷ 16, nơi chúng được bán trong các tu viện, hiệu thuốc và chợ nông sản ở quảng trường thị trấn. Một trăm năm sau, thị trấn Market Drayton ở Shropshire được biết đến với ẩm thực đặc trưng là món bánh gừng, khi món này được ghi trên tấm biển chào mừng của thị trấn, nói rằng đây là "quê hương của bánh gừng". Lần đầu tiên người ta ghi nhận về việc bánh gừng được nướng trong thị trấn là vào năm 1793, mặc dù nó có thể đã xuất hiện trước đó, vì gừng đã được dự trữ và buôn bán ở các cơ sở kinh doanh trên đường phố ở Anh từ những năm 1640. Bánh gừng trở nên phổ biến rộng rãi vào thế kỷ 18 ở quốc gia này.

Bánh gừng đến châu Mỹ cùng với những người định cư từ châu Âu. Mật đường, rẻ tiền hơn đường, nhanh chóng trở thành nguyên liệu phổ biến và làm ra những chiếc bánh mềm hơn. Cuốn sách nấu ăn đầu tiên được in ở Mỹ, American Cookery của Amelia Simmons, có bảy công thức làm bánh gừng khác nhau. Công thức "Bánh gừng mềm nướng trong chảo" của cô là công thức viết đầu tiên cho món bánh gừng cổ điển kiểu Mỹ.

2. Sự biến hóa đa dạng của bánh gừng

Dọc theo hành trình lịch sử của bánh gừng, chúng ta dễ dàng bắt gặp vô vàn loại bánh khác nhau được gọi với 1 cái tên chung: Bánh gừng (Gingerbread).

  • Bánh gừng dưới hình dạng 1 chiếc bánh mì vị gừng rất cay, được làm để phục vụ bữa tiệc nhẹ với rượu whisky, rượu rum hoặc rượu mạnh trong các cuộc họp của Quốc Hội Anh và Scotland.                 

Bánh gừng

  • Bánh gừng được làm thành dạng bánh cake, thường có hương vị gừng, đinh hương, nhục đậu khấu, quế và được làm ngọt bằng mật ong, đường hoặc mật đường.

Bánh gừng dạng cake

  • Bánh gừng phiên bản bánh quy kết cấu cứng, thường được dùng để vẽ đường icing trang trí trong dịp Giáng Sinh

Bánh gừng dạng cookie

  • Một loại bánh gừng cổ điển của Nga được làm từ bột lúa mạch đen, mật ong, đường, bơ, trứng và nhiều loại gia vị khác nhau; nó có trang trí nổi và/hoặc dòng chữ ở mặt trước với lớp kem hoàng gia.

Bánh gừng Nga

  • Món bánh gừng truyền thống Toruń được làm ở Toruń, Ba Lan, được gọi là pierniki.

Bánh gừng Ba Lan

Trên đây là một số chia sẻ của trainghiemlambanh.com về nguồn gốc và sự đa dạng của bánh gừng trong các nền ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy được nhiều thông tin bổ ích. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng