Mè đen

Đối với ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, mè đen là nguyên liệu cực kì quen thuộc trong bếp ở mỗi gia đình. Ở ẩm thực Việt Nam, nhắc đến mè đen mọi người thường nghĩ đến muối mè ăn kèm với các món xôi rất ngon. Chẳng lẽ, mè đen chỉ được dùng như thế thôi sao? Mời mọi người cùng trainghiemlambanh.com tìm hiểu thêm về mè đen nhé!

1. Hiểu hơn về mè đen

Những ghi chép về việc sử dụng mè có mặt trong nhiều lĩnh vực từ ẩm thực đến chữa trị bệnh, thậm chí cả trong tôn giáo. Truyền thuyết của người Assyrian kể lại rằng, ở buổi bàn luận về việc sáng tạo thế giới loại người, những vị Thánh đã uống rượu được ủ từ hạt mè. Còn trong truyện cổ tích “Alibaba và 40 tên cướp”, cửa hang kho báu sẽ mở ra khi đọc câu thần chú “ Vừng ơi! Mở ra”. Trong Đông y, dầu mè được xem là một vị thuốc bổ có vị ngọt, tính bình, bổ huyết, nhuận táo, ăn mè còn có công dụng làm tóc đen mượt. Có thể thấy, hạt mè gắn liền với sự phát triển của nhân loại.

Cây mè được phát hiện lần đầu ở khu vực cận hoang mạc Sahara, có thể thấy được khả năng thích nghi và chịu hạn tuyệt vời của cây mè. Ngày nay, Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria là những quốc gia xuất khẩu mè đứng đầu thế giới với hơn 6.1 triệu tấn mè được xuất đi khắp thế giới mỗi năm. Còn ở Việt Nam, mè được trồng nhiều nhất là vùng Châu Phú, An Giang.

Công dụng nổi bật nhất khi nhắc đến mè chính là việc sản xuất dầu từ hạt mè. Ứng dụng của dầu mè thường trong lĩnh vực ẩm thực.

Mè đen

Hạt mè đen giòn hơn so với mè trắng và vị của mè đen sẽ đắng hơn, nên mè đen được chọn làm nguyên liệu sản xuất dầu mè.

2. Dinh dưỡng của mè đen
Mè đen từ xa xưa đã được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc Đông y, từ đó có thể thấy được lượng dưỡng chất mà mè đen mang lại cho sức khỏe hiệu quả nhiều như thế nào. Hạt mè đen nhỏ bé như thế nhưng mang trong mình rất nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng có trong mè đen

Cung cấp chất xơ tốt cho tiêu hóa

Theo nghiên cứu, với 30g mè đã cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể chúng ta trong môt ngày. Hàm lượng chất xơ từ mè đen này, đủ để giúp chúng ta giảm các bệnh về tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, …

Nguồn cung cấp chất béo an toàn cho cơ thể

Trong thành phần dinh dưỡng của mè đen có chứa 80% nhóm các chất béo không bão hòa, đem đến nguồn năng lượng dồi dào phục vụ cho các hoạt động sinh lý quan trọng liên quan đến tim, cơ, tế bào máu và hệ thần kinh của cơ thể. Bên cạnh đó việc dùng chất béo không bão hòa tránh được các nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ.

Cung cấp canxi dồi dào

Hàm lượng canxi trong mè đen nhiều hơn lượng canxi của mè trắng, ăn lượng mè đen thích hợp giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, hỗ trợ độ cứng của cấu trức xương và răng.

Nguồn cung cấp chất chống oxi hóa

Mè đen chứa hợp chất polyphenol với thành phần sesamin và sesamolin chống lại hoạt động của các gốc tự do ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.

Hàm lượng vitamin E mà mè đen cung cấp giúp loại bỏ các gốc tự do.

Cải thiện sức khỏe của tuyến giáp

Cung cấp selen dồi dào, một loại khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc tạo hoocmon tuyến giáp. Đồng thời, mè đen cũng bổ sung lượng khoáng chất kẽm, đồng, sắt và vitamin B6 hỗ trợ thúc đẩy quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.

Hỗ trợ quá trình làm đẹp của phụ nữ

Mè đen chứa kẽm là một thành phần quan trọng giúp hình thành collagen tăng cường độ đàn hồi của mô cơ, tóc và da. Bên cạnh đó, vitamin E cũng là một thành phần làm chậm tốc độ lão hóa xảy ra.

3. Một vài lưu ý khi dùng mè đen

Trong Đông y, mè đen thuộc nhóm thực phẩm tính hàn. Ăn quá nhiều mè sẽ gây tiêu chảy, ăn trong thời gian dài sẽ dẫn đến hỏng hệ tiêu hóa. Mặt khác, dinh dưỡng của mè đen sẽ phát huy tác dụng nhất khi đi kèm với thực phẩm khác, vì dinh dưỡng của mè kết hợp với chất khác sẽ chuyển hóa thành chất dinh dưỡng mà cơ thể dùng được.

Vì vậy, theo khuyên mè nên ăn cùng món khác để chất dinh dưỡng được cân bằng, và một ngày chỉ nên ăn từ 15-20g mè.

Bên cạnh đó, những đối tượng dưới đây không nên dùng:

  • Những bệnh nhân mắc các bệnh về đông máu, tắc tĩnh mạch, …không được dùng mè đen.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không được ăn mè.
  • Bệnh nhân bị sỏi thận nên hạn chế dùng mè vì trong mè dồi dào khoáng chất.
  • Lượng dầu chiếm đến 80% của mè là lí do khiến đối tượng béo phì nên hạn chế đưa vào trong bữa ăn hàng ngày.
  • Những người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn mè đen

4. Ứng dụng của mè đen trong ẩm thực

4.1 Chè mè đen

Món chè có nguồn gốc từ Trung Quốc là món ăn quá xa lạ đối với người Việt Nam. Món chè với vị ngọt thanh, béo bùi, sánh mịn, thơm lừng mùi mè đen, sẽ là một món tráng miệng vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Chè mè đen

4.2 Sữa mè đen

Ngày nay, xu hướng ăn vì sức khỏe được mọi người lựa chọn rất nhiều. Vì thế các loại sữa hạt cũng được ưa chuộng hơn, sữa đậu nành kết hợp với mè đen cũng là một sự lựa chọn mới lạ hấp dẫn khác, mà mọi người có thể thử.

Sữa đậu nành mè đen

4.3 Kẹo mè đen

Kẹo mè đen là món quà vặt trong tuổi thơ người Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến, trên mâm bánh mứt của bất kì gia đình nào cũng có sự hiện diện của món kẹo mè đen này. Một món kẹo mà vừa có thể làm người lớn thích, mà trẻ nhỏ có phần cũng vui luôn.

Kẹo mè đen đậu phộng

4.4 Nhân bánh trung thu

Với sự sáng tạo của người thợ làm bánh, mè đen được lựa chọn để làm phần nhân cho chiếc bánh trung thu. Chiếc bánh trung thu với phân nhân màu của mè đen trông rất độc đáo, ăn vào chiếc bánh để cảm nhận được độ béo bùi cùng với hương mè thơm lừng. Cho nên những năm gần đây, bánh trung thu nhân mè đen rất được mọi người ưa chuộng.

Bánh trung thu nhân mè đen

4.5 Dầu mè

Trong số các món ăn được làm từ mè đen, không thể không kể đến dầu mè. Dầu được chiết xuất từ hạt mè với nhiều dưỡng chất được dùng làm gia vị trong ẩm thực của người châu Á. Ngoài ra, trong Đông Y dầu mè cũng được dùng làm dầu xoa bóp thư giãn. Ngày nay, dầu mè không được chiết xuất thủ công mà được phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp với qui mô lớn.

Dầu mè

Trên đây là một vài thông tin, trainghiemlambanh.com đã tổng hợp được muốn chia sẻ với mọi người. Hi vọng với bài viết này, mọi người sẽ biết được những lợi ích mè đen mang đến cho cơ thể chúng ta nhé! Hẹn gặp lại mọi người ở bài viết tiếp theo!

Nguồn: tổng hợp Internet

5. Địa chỉ mua bột rau củ - bột trái cây Vital Plus

Nếu bạn quan tâm đến Bột rau củ - trái cây hiệu VitalPlus, bạn có thể ghé những địa chỉ sau để tham quan mua sắm nhé:

Cửa hàng offline

Tại TP. Hồ Chí Minh, các bạn có thể dễ dàng tìm tại những địa chỉ cung cấp nguyên vật liệu làm bánh quen thuộc như Nhất Hương, Đại Vạn Phát, Bếp Xinh, Nhất An, Thích Làm Bánh, v.v...

Cửa hàng online

Bột khoai môn cùng các sản phẩm Bột Trái Cây khác đã có mặt trên hai trang thương mại điện tử Shopee và Lazada. Bấm vào link bên dưới để ghé Anise Shop tham quan và mua sắm nhé!

Shopee: https://shopee.vn/vital_plus

Lazada: https://bom.so/cthFxF


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng